Sẽ tăng mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giáo dục?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Theo đó, dự thảo đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân từ 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng, đối với tổ chức từ 100 triệu đồng lên mức 150 triệu đồng.

Trước đó, năm 2020, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) (có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 75 triệu đồng trong lĩnh vực: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội.

Hiện nay, theo điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP (quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giáo dục) thì mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng.

Tuy Nghị định số 04/2021/NĐ-CP nêu trên có hiệu lực từ ngày 10/3/2021 nhưng trên thực tế Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chưa áp dụng xử phạt đối với các hành vi vi phạm bởi tính chất đặc thù các cơ sở giáo dục thực hiện theo năm học.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT cho rằng, để đảm bảo thống nhất mức phạt và thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực giáo dục theo đúng quy định pháp luật và có hiệu lực cùng thời điểm với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC số 67/2020/QH14, việc nghiên cứu xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 là rất cần thiết.

Theo đó, tại Điều 1 dự thảo, Bộ GD&ĐT đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giáo dục như sau:

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75 triệu đồng, đối với tổ chức là 150 triệu đồng. Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên; phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với cơ sở giáo dục đại học.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm d và điểm đ khoản 5 Điều 6 như sau: d) Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên; đ) Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai từ 30 người học trở lên. Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 người học trở lên.

Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Liên kết giáo dục hoặc liên kết đào tạo khi chưa có văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền; b) Thực hiện tự chủ liên kết đào tạo khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20: Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi cấp chứng chỉ khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.

Về điều khoản chuyển tiếp, Bộ GD&ĐT đề xuất, đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực giáo dục xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng quy định của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 để xử lý.

Đối với quyết định xử phạt VPHC đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC có khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý VPHC năm 2012, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giáo dục để giải quyết.

Đọc thêm

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.