Sáu thập kỷ Dầu khí Việt Nam

Giàn khai thác khí Sao Vàng
Giàn khai thác khí Sao Vàng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trải qua 60 năm hình thức và phát triển (27/11/1961 - 27/11/2021), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã và đang khẳng định vị trí hàng đầu của một tập đoàn kinh tế, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Giá trị tài sản không ngừng tăng

PVN trải qua các thời kỳ với mô hình hoạt động khác nhau: Tổng cục Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - một tập đoàn kinh tế đóng góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

PVN đã xây dựng được đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và người lao động có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo cơ bản, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Hiện nay, PVN là nòng cốt, hạt nhân trong việc hình thành các khu công nghiệp tập trung tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Cà Mau, Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Nghi Sơn (Thanh Hóa)...

Ngày 23/7/2015, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, với trọng tâm là: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; trong đó, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi, cần phải được quan tâm chú trọng, cần phải tăng cường đầu tư phát triển không chỉ ở trong nước mà phải vươn ra nước ngoài.

Theo lãnh đạo PVN cho biết, 6 năm qua là thời kỳ tập đoàn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong lịch sử phát triển của ngành Dầu khí. Công nghiệp dầu khí thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng từ nửa cuối năm 2014 đến nay khiến giá dầu giảm xuống mức thấp kéo dài, có lúc chỉ bằng 1/3 so với giai đoạn thực hiện Kết luận 41-KL/TW, thậm chí có lúc chỉ còn 1/5, cá biệt có thời điểm giá dầu xuống mức âm (-37 USD/thùng).

Tình hình Biển Đông phức tạp, chiến tranh thương mại, biến đổi khí hậu, khủng hoảng do đại dịch COVID-19 tác động trực tiếp đến mọi mặt hoạt động của PVN. Công tác quản lý nhà nước về dầu khí, các chính sách phục vụ phát triển bền vững còn bất cập, thiếu thống nhất.

Tổng tài sản của PVN từ gần 147.000 tỉ đồng khi bắt đầu hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế năm 2006, đến ngày 30/6/2020 tăng lên 852.341 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu từ hơn 98.000 tỉ đồng tăng lên 476.663 tỉ đồng.

PVN cũng đã thẳng thắn thừa nhận, sau 6 năm thực hiện, Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị còn chậm được thể chế hóa, chưa tạo ra một hệ sinh thái sản xuất kinh doanh đồng bộ, xuyên suốt cả chuỗi giá trị dầu khí.

Tuy nhiên, với tinh thần cầu thị, bản lĩnh, đoàn kết, người lao động dầu khí đã nỗ lực không ngừng, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cụ thể, tổng doanh thu toàn PVN giai đoạn 2015-2020 đạt hơn 3.514 nghìn tỉ đồng, vượt 6,5% chỉ tiêu; lợi nhuận sau thuế hợp nhất của PVN đạt 244,4 nghìn tỉ đồng, vượt 6,3% chỉ tiêu; nộp ngân sách nhà nước đạt 614,3 nghìn tỉ đồng. Tổng tài sản của PVN không ngừng tăng, từ gần 147.000 tỉ đồng khi bắt đầu hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế năm 2006, đến ngày 30/6/2020 tăng lên 852.341 tỉ đồng; vốn chủ sở hữu từ hơn 98.000 tỉ đồng tăng lên 476.663 tỉ đồng.

Lao động dầu khí trên biển

Lao động dầu khí trên biển

Nỗ lực của gần 6 vạn lao động dầu khí

Trong bối cảnh khắc nghiệt do đại dịch COVID-19 và biến động thị trường, nhưng 10 tháng đầu năm 2021, PVN vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực. Khai thác dầu thô tính chung 10 tháng đạt 9,09 triệu tấn, vượt 12,4% kế hoạch.

Từ đó, PVN đã đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhà nước 10 tháng đầu năm nay là 75,4 nghìn tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch năm 2021 và vượt 23% so với cùng kỳ năm 2020.

“Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lớn gặp khó khăn, thua lỗ dưới tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, thì những đóng góp quan trọng của PVN đã thể hiện nỗ lực rất lớn của tập đoàn, các đơn vị thành viên và gần 60.000 người lao động dầu khí”, lãnh đạo PVN tự hào.

Cụ thể, hồi 23h00 ngày 19/11/2021, PVN đã hoàn thành chỉ tiêu 7,99 triệu tấn dầu của Kế hoạch sản lượng khai thác trong nước năm 2021, về đích trước thời hạn 42 ngày. Việc về đích sớm kế hoạch sản lượng khai thác dầu trong nước là nỗ lực rất lớn của PVN trước đà suy giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ dầu khí hiện hữu sau thời gian dài khai thác và công tác đầu tư phát triển mỏ mới gặp nhiều vướng mắc về cơ chế.

Chủ tịch HĐTV PVN Hoàng Quốc Vượng cho rằng, lịch sử xây dựng và phát triển của tập đoàn đã khẳng định, các thế hệ người lao động dầu khí luôn vững vàng vượt qua muôn vàn thử thách, khó khăn để ngành Dầu khí có được những bước phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay.

Vẫn theo ông Vượng, đây là thời kỳ PVN phải bám sát xu thế phát triển kinh tế - kỹ thuật - công nghệ của thế giới, chiến lược phát triển đất nước, chủ động thích nghi với các hiệp định thương mại tự do, hiệp định kinh tế mới; tăng cường năng lực dự báo, quản trị rủi ro; ứng phó có hiệu quả các biến động, bất định.

Từ Đoàn thăm dò đến tập đoàn kinh tế lớn

"Khởi nguồn từ tầm nhìn chiến lược thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự phát triển của ngành Dầu khí trong tương lai, Đảng và Nhà nước ta sớm dành sự quan tâm đặc biệt cho ngành Dầu khí.

Ngày 27/11/1961, Đoàn Thăm dò dầu lửa (gọi tắt là Đoàn 36) trực thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập, đánh dấu sự ra đời của tổ chức Dầu khí đầu tiên tại Việt Nam. Thể theo nguyện vọng của người lao động dầu khí, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 27/11 hằng năm là ngày truyền thống của ngành Dầu khí Việt Nam”, Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.