Sau 25 năm tái thành lập, quy mô kinh tế tỉnh Bắc Kạn tăng 37 lần

Hạ tầng Bắc Kạn ngày càng đồng bộ, phát triển
Hạ tầng Bắc Kạn ngày càng đồng bộ, phát triển
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay tỉnh đã trở thành một trong những địa phương có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Xuất phát điểm nhiều khó khăn

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn.

Những ngày đầu tái lập tỉnh Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn do là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, giao thông hạn chế, chủ yếu người dân trên địa bàn là dân tộc thiểu số chiếm hơn 88%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm do đặc trưng là kinh tế thuần nông; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng thấp kém, nhà cửa, phương tiện làm việc, đi lại thiếu thốn.

Toàn tỉnh lúc này có 05 huyện, 01 thị xã và 112 xã, phường, thị trấn, trong đó có 16 xã chưa có đường ô tô, 16 xã khác ô tô chỉ đến được trong mùa khô; 02 huyện và 102 xã chưa có điện lưới quốc gia, 93 xã chưa có điện thoại. Trình độ dân trí thấp với 36% số xã chưa đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ; đời sống còn nhiều khó khăn, nhiều tập tục và canh tác còn lạc hậu, tỷ lệ đói nghèo trên 50% số hộ dân. Bộ máy tổ chức các cơ quan mới bắt đầu củng cố, sắp xếp đi vào hoạt động vừa thiếu, vừa không đồng bộ. Trong 112 xã, phường, thị trấn có 103 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, với sự đoàn kết nhất trí, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, lao động cần cù, sáng tạo của chính quyền và nhân dân địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực vươn lên đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Trải qua 25 năm có thể khẳng định, việc tái lập tỉnh Bắc Kạn là cơ hội giúp địa phương phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Những thành tựu nổi bật sau 25 năm

Sau 25 năm tái lập, quy mô nền kinh tế của tỉnh (GRDP) tăng gần 37 lần, từ 362 tỷ đồng năm 1997 lên hơn 13.379 tỷ đồng năm 2021. Thu nhập bình quân trên đầu người được cải thiện đáng kể, GRDP bình quân đầu người năm 2021 ước đạt 41,9 triệu đồng/người, tăng gần 31 lần sau khi tái lập tỉnh. Thu ngân sách nhà nước năm 2021 tăng 44,5 lần so với năm 1997.

Khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản giai đoạn 1997 - 2021 tăng bình quân 5,2%/năm. Đến nay, Bắc Kạn vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa quy hoạch, phát triển vùng sản xuất tập trung một số cây trồng chủ lực, lợi thế, cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hiện toàn tỉnh đã có 131 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên và cũng là tỉnh đứng trong top đầu cả nước về thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.

Quy mô ngành công nghiệp của tỉnh năm 2021 tăng 62 lần so với năm 1997. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1 khu công nghiệp - Khu công nghiệp Thanh Bình giai đoạn I đã hoàn thành, cơ bản được lấp đầy và đang chuẩn bị đầu tư giai đoạn II; có 6 cụm công nghiệp được phê duyệt thành lập, đang triển khai các thủ tục đầu tư.

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được khởi công và xây dựng, trở thành động lực chính góp phần phát triển kinh tế, xã hộiNhiều công trình giao thông trọng điểm được khởi công và xây dựng, trở thành động lực chính góp phần phát triển kinh tế, xã hội

Quy mô ngành dịch vụ của tỉnh năm 2021 tăng 65 lần so với với năm 1997. Tỉnh đã chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế, tập trung cho công tác phát triển du lịch, nhờ đó, tốc độ tăng doanh thu du lịch của tỉnh bình quân đạt 20%/năm.

Kết cấu hạ tầng cơ sở được quan tâm, chú trọng đầu tư; nhiều công trình giao thông quan trọng, cấp thiết được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương và phát triển kinh tế - xã hội như: Tuyến Quốc lộ 3 mới Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn); đường Hồ Chí Minh; tuyến Quốc lộ 3B; đường tỉnh 258B; đường tỉnh 254... Đến nay, 100% số xã có điện lưới quốc gia; tỷ lệ số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 97,39%; diện tích đất được tưới và tiêu nước chủ động đạt 87%.

Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn tỉnh. Hệ thống y tế được đầu tư ở tất cả các cấp với 1 bệnh viện tuyến tỉnh, 8/8 bệnh viện tuyến huyện, thành phố và 108 xã, phường, thị trấn có trạm y tế. Đến nay, 100% xã có điểm bưu chính, có hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ đến hộ gia đình, được phủ sóng di động và Internet.

Hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh có sự biến chuyển mạnh mẽ, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các loại hình kinh doanh hiện đại ngày càng mở rộng, phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn.

Phong trào văn hóa, thể dục thể thao lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia. Chương trình giảm nghèo được triển khai hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh đến cuối năm 2020 còn 18,5%. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Hiện nay, toàn tỉnh có 302 trường học các cấp, trong đó đến hết năm 2021, dự kiến có 104 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Các chương trình mục tiêu y tế được triển khai đúng tiến độ, có hiệu quả. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo...

Phấn đấu trở thành tỉnh phát triển trung bình khá

Hồ Ba Bể điểm đến hấp dẫn đối với du kháchHồ Ba Bể điểm đến hấp dẫn đối với du khách

Mục tiêu tiêu đến năm 2030, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu trở thành tỉnh phát triển trung bình khá của cả nước, hệ thống không gian hài hòa giữa đô thị và nông thôn; đô thị theo hướng sinh thái, hiện đại và bền vững, có môi trường sống tốt. Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, từng bước xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao; tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến; xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông và hạ tầng nông thôn. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch, phát triển đa dạng hoá và nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, chú trọng giảm nghèo bền vững.

Theo đó, đến năm 2025, quy mô kinh tế của tỉnh dự kiến tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2020 và năm 2030 tăng hơn 2 lần so với năm 2020. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2030 đạt 7,4-7,75%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 61-62 triệu đồng vào năm 2025 và đạt 74-75 triệu đồng vào năm 2030. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 phấn đấu đạt 26%. Tuổi thọ trung bình đến năm 2025 khoảng 74,5 tuổi, năm 2030 đạt 75 tuổi. Tỉ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế duy trì trên 98%...

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.