Theo đó, trong tháng 4 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành hàng loạt quyết định về việc tổ chức lại cảng vụ hàng hải Mỹ Tho, sáp nhập cảng vụ hàng hải Cà Mau và cảng vụ hàng hải Kiên Giang, sáp nhập cảng vụ hàng hải Nam Định vào cảng vụ hàng hải Thái Bình dẫn đến danh mục khu vực hàng hải cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Cụ thể, khu vực hàng hải Ninh Cơ (thuộc CVHH Nam Định) được bổ sung vào phạm vi quản lý của CVHH Thái Bình; bổ sung khu vực hàng hải Long An vào phạm vi quản lý của CVHH TP Hồ Chí Minh; bổ sung khu vực hàng hải Tiền Giang, Bến Tre và khu vực hàng hải Vĩnh Long vào phạm vi quản lý của CVHH Đồng Tháp; bổ sung khu vực hàng hải Năm Căn và khu vực hàng hải dầu khí ngoài khơi mỏ Sông Đốc (thuộc CVHH Cà Mau) vào phạm vi quản lý của CVHH Kiên Giang.
Như vậy, với sự sắp xếp trên, số lượng CVHH trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam sẽ được rút ngắn từ 25 cảng vụ xuống còn 22 cảng vụ. Trong đó, các cảng vụ quản lý 6 khu vực hàng hải, gồm CVHH Quảng Ninh, CVHH Kiên Giang (điều chỉnh từ 4 lên 6).
Các cảng vụ có phạm vi quản lý 5 khu vực hàng hải, gồm CVHH Nha Trang, CVHH Bình Thuận.
Các cảng vụ có phạm vi quản lý 4 khu vực hàng hải, gồm CVHH Đồng Tháp (điều chỉnh từ 1 lên 4).
Các cảng vụ có phạm vi quản lý 3 khu vực hàng hải, gồm CVHH Cần Thơ, CVHH Vũng Tàu, CVHH Quy Nhơn, CVHH Quảng Ngãi.
Các cảng vụ có phạm vi quản lý 2 khu vực hàng hải, gồm: CVHH Thái Bình (điều chỉnh từ 1 lên 2), CVHH Thanh Hóa, CVHH Nghệ An, CVHH Hà Tĩnh, CVHH Quảng Bình, CVHH Thừa Thiên Huế, CVHH Đồng Nai.
Các cảng vụ có phạm vi quản lý 1 khu vực hàng hải, gồm: CVHH Hải Phòng, CVHH Quảng Trị, CVHH Đà Nẵng, CVHH Quảng Nam, CVHH TP Hồ Chí Minh, CVHH An Giang.
Dự kiến, Thông tư Công bố Danh mục khu vực hàng hải thuộc phạm vi quản lý của cảng vụ hàng hải của Bộ Giao thông vận tải sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2020, bãi bỏ Thông tư số 32/2019 ban hành trước đó.