Sao chưa trị dứt tình trạng 'thầy lang 3 đời' trên mạng?

Sao chưa trị dứt tình trạng 'thầy lang 3 đời' trên mạng?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Không chỉ điều trị sỏi mật, nhóm người bán thuốc “gia truyền” trên mạng xã hội còn quảng cáo khả năng điều trị đủ loại bệnh như gan, thận, thấp khớp, thần kinh… với cụm từ quen thuộc “nhà tôi ba đời trị…”

“Nhà tôi ba đời trị sỏi mật, gọi ngay cho tôi vào số điện thoại…, cam kết trị dứt ngay”. Đó là một trong những đoạn quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội Youtube thời gian qua.

Do sự phán ảnh của người dùng mạng xã hội, hiện tượng này có giảm bớt, nhưng mới đây lại bùng lên trên kênh Youtube. Có những đoạn MV ca nhạc dài chỉ vài phút, nhưng đến 4, 5 lần chen vào đoạn quảng cáo thuốc gia truyền. 

Gọi điện đến một số điện thoại quảng cáo trị sỏi mật nói trên, người bắt máy giới thiệu mình là người nhà “thần y” ở Lào Cai và cam đoan phương thuốc này là “bí truyền” nhiều đời của gia đình. Thuốc làm từ thảo dược quý ở vùng rừng núi phía Bắc, không gây độc hại cho cơ thể. Người bán thuốc còn đề nghị, nếu không tin có thể gọi trực tiếp đến một vài số điện thoại là bệnh nhân đã từng được trị khỏi để xác nhận. Đặc biệt, “người nhà thần y” cho biết, nếu ở xa không cần đến khám trực tiếp, chỉ cần nói tình trạng bệnh để “thần y” bốc thuốc và chuyển tiền qua số tài khoản, sau vài ngày sẽ nhận được thuốc. Cam kết 3 tháng đỡ hẳn, 6 tháng khỏi bệnh.

Tin vào các “thần y” thuốc nam trên mạng xã hội, đã không ít trường hợp người dân mua thuốc và bị ngộ độc. Điển hình như bệnh nhân N., 73 tuổi mới đây nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy gan, suy thận, khó thở… do ngộc độc thuốc nam mua trên mạng. Một bệnh nhân khác cũng nhập viện vào Chợ Rẫy vì men gan tăng đột biến sau 3 tháng dùng thuốc nam của “thần y” trên mạng.

Nếu tình trạng “thần y qua mạng” vẫn tiếp tục bị thả nổi trên mạng xã hội sẽ có ngày càng nhiều nạn nhân gặp nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. 

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.