Sáng kiến vì môi trường ở ngôi trường vùng sâu vùng xa

Thầy Hải và học trò trong phòng thí nghiệm của trường
Thầy Hải và học trò trong phòng thí nghiệm của trường
(PLO) - Mặc dù sinh sống và giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, không có nhiều điều kiện để tìm tòi, học hỏi nhưng thầy Nguyễn Ngọc Hải (46 tuổi), giáo viên Sinh học Trường THPT An Lạc Thôn (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) vẫn đam mê nghiên cứu khoa học. Thầy cùng các học sinh của mình không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu những đề tài mới để bảo vệ môi trường và phục vụ giảng dạy.

Nhiều sáng kiến... thiếu kinh phí

“Lúc mới về đây tôi chỉ định về chơi thôi chứ không định ở lại giảng. Lúc ấy nơi đây khó khăn lắm, nước ngập và thiếu thốn nhiều thứ, ngôi trường thì cũng chưa ai biết đến. Dần dần mình cảm thấy muốn làm điều gì đó, muốn trường sẽ nổi tiếng ở một lĩnh vực nào đó và các em học sinh không bị thiệt thòi nên, tôi quyết định ở lại”, thầy Hải chia sẻ sau hơn 20 năm gắn bó với ngôi trường An Lạc Thôn. 

Năm 2003, thầy Hải và học trò tham gia cuộc thi về sử dụng và bảo vệ nguồn nước và đoạt giải Nhất với sáng kiến dùng trái gòn để thu gom dầu loang. Năm 2007 và 2011, thầy và học sinh đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi quốc tế với 2 đề tài về thu gom dầu loang.

Đến nay, thầy Hải đã có trên 90 đề tài nghiên cứu, chủ yếu về giáo dục, môi trường. Thông qua tiết dạy trên lớp, thầy lồng ghép để khơi gợi ý tưởng cho các em nghiên cứu. Chọn các em từ nhiều lớp tạo thành một nhóm. Các đề tài chủ yếu bắt nguồn từ ý tưởng của các em học sinh. 

Giới thiệu về đề tài xử lý khí thải biogas của mình, em Trịnh Minh Quí cho biết, em bắt đầu nghiên cứu và thực hiện từ năm lớp 11. Đa số người dân chăn nuôi dùng khí biogas để đun nấu nhưng không quan tâm đến các chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe, môi trường, đặc biệt là khi đun nấu.

“Từ đó, chúng em nghĩ ra ý tưởng loại bỏ những chất đó để sạch, an toàn hơn cho người sử dụng. Ban đầu phải sục khí biogas qua nước vôi trong, sau đó dẫn tiếp qua phôi sắt và than hoạt tính để hấp thụ hết những phần còn sót lại mà nước vôi trong chưa hấp thụ được hết”, Quí chia sẻ.

Tiếp lời học trò, thầy Hải cho biết, khó khăn nhất là vấn đề kinh phí để kiểm chứng và triển khai ý tưởng. “Trước đây, các em học sinh cũng thực hiện đề tài dùng lá khóm làm tơ sợi, dệt vải rất đẹp nhưng không mua nổi máy dệt nên không triển khai được. Có rất nhiều ý tưởng hay, thiết thực và có kế hoạch sẵn nhưng lại không có kinh phí thì cũng thua”, thầy giáo tâm sự.

Thầy Nguyễn Quang Khải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT An Lạc Thôn đánh giá, “Thầy Hải là người có chuyên môn vững vàng, có năng lực, luôn phấn đấu hết mình và có nhiều cống hiến cho nhà trường. Vì vậy, nhà trường cũng hỗ trợ, tạo điều kiện cho thầy và các em trong khả năng của mình. Tuy nhiên, cũng chỉ giúp được một phần nào thôi”.

Luôn hướng đến học trò

Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, nam giáo viên luôn sát cánh bên cạnh các em để hỗ trợ thực hiện đề tài của chính mình. Với nhiệm vụ là Tổ trưởng chuyên môn và giảng dạy môn Sinh học, thầy Hải đã khuyến khích, hướng dẫn cho các em học sinh tham gia nghiên cứu khoa học trong nhà trường, hướng dẫn các em tham dự nhiều cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Quốc gia và đạt được không ít thành quả tốt.

Thầy đã hướng dẫn học sinh tham gia 2 đề tài lọt vào TOP 25 cuộc thi “Hành động vì nguồn nước” do Sách & Hành động và Đoàn TNCS NAWAPI đồng tổ chức do Đại sứ quán ISRAEL bảo trợ, thầy làm Chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) “Em yêu môi trường” và CLB này đã đạt giải thưởng Môi trường Việt Nam 2013.

Thầy Hải còn nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin như soạn giảng bằng giáo án điện tử, sử dụng thiết bị dạy học ở từng tiết dạy, quản lý điểm của học sinh...

Không chỉ giáo dục về môi trường, giáo viên sinh học còn giáo dục chuyên đề hàng tháng cho các em học sinh như tâm lý, tổ chức gặp mặt chia sẻ với các em về chữ “Hiếu”. Thầy Hải mời một vài học sinh tiêu biểu viết bài và mời thêm một thầy giáo kì cựu để cùng nhau ngồi bàn về cái tôi của học sinh ngày nay để các em thấy được công ơn của ba mẹ như thế nào, sự đua đòi có nên hay không và đây cũng là chuyên đề mà thầy tâm đắc nhất khi nó đã lấy đi nước mắt của hơn 100 em học sinh tham gia chuyên đề ngày hôm ấy. 

Bên cạnh đó, bằng cách tổ chức những trò chơi vui nhộn, những hoạt động cộng đồng, thầy Hải lồng ghép giáo dục ý thức an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và động vật hoang dã giúp học sinh dễ tiếp thu và có ý thức hơn. Đồng thời, các em còn là tuyên truyền viên tích cực cho các bạn khác lớp, thậm chí cho cả gia đình và người thân.

Từ những đóng góp của mình, thầy Hải nhiều lần được tặng bằng khen và được tuyên dương là Giáo viên giỏi cấp trường, Công đoàn viên xuất sắc, Lao động tiên tiến, gương “Điển hình tiên tiến ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015”, gương “Điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015”.

Đặc biệt, ngày 15/10/2018, Chủ tịch nước đã ký quyết định trao tặng Huân chương Lao động cho thầy Hải: “Thời gian tới, trong năm mới 2019, tôi và các em sẽ cố gắng phấn đấu để tiếp tục giữ vững thành tích đạt được nhiều năm qua. Bản thân tôi sẽ đầu tư thêm chuyên môn và định hướng ngành nghề cho các em. Những em nào có đam mê nghiên cứu thì tiếp tục hỗ trợ cho các em”, thầy Hải cười.

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Đọc thêm

Thiêng liêng và đẹp đẽ - tình thầy trò…

Thầy giáo Nguyễn Quang Thọ và cô giáo Nguyễn Thị Dung chia sẻ câu chuyện xóa mù chữ cho đồng bào Mông trong chương trình “Thay lời tri ân” 2024. (Ảnh: MOET)

(PLVN) - Mỗi chúng ta đều có một vài người thầy sẽ ở trong tim suốt hành trình về sau này của cuộc đời. Có thể đó là những người thầy đã nắm tay bạn vượt qua những ngã rẽ bất ngờ, hoặc đó chỉ giản đơn là những người thầy trong miền thơ ấu trong veo, ăm ắp kỷ niệm. Bởi thế, mỗi chúng ta luôn có một nơi để trở về, thiêng liêng và đẹp đẽ, được viết nên bởi tình thầy trò…

Giải pháp để giáo dục Việt Nam thăng hạng quốc tế

GS. Võ Xuân Vinh. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu, ngành Giáo dục Việt Nam cần phấn đấu thăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Theo mục tiêu, đến 2030, Việt Nam nằm trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường ĐH lọt top 100 hàng đầu trên thế giới.

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...