Sáng 3/2, Việt Nam ghi nhận 9 ca mắc COVID-19 mới

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bản tin 6h ngày 3/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có thêm 9 ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng ghi nhận tại Hải Dương (2 ca), Hà Nội (1 ca), Gia Lai (4 ca) và Bình Dương (2 ca)

9 ca mắc mới từ BN1883 - BN1891 là các ca cộng đồng tại Gia Lai (4), Hải Dương (2), Bình Dương (2) và Hà Nội (1). Cụ thể:

Thành phố Hà Nội ghi nhận 1 bệnh nhân (BN1883) là F1 của BN1814 liên quan ổ dịch thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Tỉnh Hải Dương ghi nhận 2 bệnh nhân (BN1884-1885) là công nhân thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đã được cách ly, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm lần đầu âm tính ngày 28/1.

Tỉnh Bình Dương ghi nhận 2 bệnh nhân (BN1886-BN1887) là 2 F1 của BN1843, BN1801 liên quan ổ dịch thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Tỉnh Gia Lai ghi nhận 4 bệnh nhân (BN1888-1891) là3 F1 liên quan ổ dịch Công ty POYUN, tỉnh Hải Dương; 1 ca bệnh đang được điều tra dịch tễ.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): là 27.714, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 227; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 20.917; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 6.570.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.461 bệnh nhân COVID-19.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 3 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 7 ca, số ca âm tính lần 3 là 2 ca.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Được biết, tính đến 6h ngày 3/2, Việt Nam có tổng cộng 1003 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 310 ca.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.