Sáng 21/2 không ghi nhận ca COVID-19 mới, Việt Nam chữa khỏi 1.627 ca
Ảnh minh họa
(PLVN) - Bản tin 6h ngày 21/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19.
Cụ thể, tính đến 6h ngày 21/02, Việt Nam có tổng cộng 1469 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 776 ca.
Hiện, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 123.942, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 591, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 13.132, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 110.219.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 số ca âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 là 6, lần 2 là 39, lần 3 là 55. Số ca điều trị khỏi là 1.627 ca.
Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
(PLVN) - Ngày 14/2, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện vừa công bố thành lập Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim trực thuộc Trung tâm Tim mạch bệnh viện.
(PLVN) - Siêu máy chụp CT Somatom Force VB30 thế hệ mới với số lát cắt cực đại, tốc độ chụp nhanh nhất, lát cắt siêu mỏng, tích hợp AI, chính hãng của Siemens - Đức được đưa vào sử dụng từ ngày 7/2 tại Hà Nội.
(PLVN) - Trước tình hình cúm A diễn biến phức tạp với nhiều ca nặng, ngày càng nhiều người dân chủ động phòng ngừa căn bệnh phổ biến này, thay vì chủ quan như trước.
(PLVN) - Bệnh sởi vẫn có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia; bệnh cúm cũng gia tăng từ cuối năm 2024, Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh.
(PLVN) - Sau sáp nhập các xã, tỉnh Quảng Bình quyết định thành lập mới các Trạm Y tế, nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của tuyến y tế cơ sở.
(PLVN) - Trước dịch bệnh cúm mùa, Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng, nhưng không lơ là, chủ quan. Hiện tại, thành phố chưa ghi nhận bất thường trong tiếp nhận và điều trị bệnh nhân cúm.
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết đang theo dõi sát đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản, đồng thời khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh trước diễn biến phức tạp.
(PLVN) - Đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản hiện nay, chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch do cúm B. Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên lo lắng nhưng không chủ quan và sẽ cung cấp những khuyến cáo để người dân chủ động phòng bệnh.
(PLVN) - Một nghiên cứu mới phát hiện lượng vi nhựa trong não người gia tăng trong những năm qua, phần nào phản ánh tình trạng ô nhiễm vi nhựa báo động.
(PLVN) - Xã vùng cao Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) ghi nhận có 43 cháu bé bị sốt phát ban đến cơ sở y tế điều trị, trong đó có 3 trẻ tử vong nghi do tiêu chảy.
(PLVN) - Các y, bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tim cứu sống bệnh nhân N.T.T (SN 1984, trú ở tỉnh Gia Lai) mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim giai đoạn cuối. Đây là ca ghép tim thứ 15 của Bệnh viện Trung ương Huế.
(PLVN) - Tết là thời điểm nhiều người không kiểm soát được trọng lượng cơ thể bởi đồ ăn nhiều đường, mỡ. Một số loại thực phẩm thường dùng là gợi ý giúp bạn có thể điều chỉnh cân nặng theo ý muốn.
(PLVN) - Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế phối hợp với Sở Y tế Hà Nội mới kiểm tra thực tế một số cơ sở nhập khẩu, bán buôn thuốc và các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.