Pháp tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông

Tàu LHD Tonnerre và tàu khu trục nhỏ Surcouf khởi hành từ Toulon ngày 18/2 để thi hành nhiệm vụ Jeanne D'Arc 2021. Ảnh: navalnews
Tàu LHD Tonnerre và tàu khu trục nhỏ Surcouf khởi hành từ Toulon ngày 18/2 để thi hành nhiệm vụ Jeanne D'Arc 2021. Ảnh: navalnews
(PLVN) - Hải quân Pháp cho biết tàu tấn công đổ bộ Tonnere và tàu khu trục nhỏ Surcouf đã rời cảng Toulon hôm 18/2 và sẽ đến Thái Bình Dương trong một nhiệm vụ kéo dài 3 tháng. 

Trang tin Naval News đưa tin để thi hành nhiệm vụ Jeanne D'Arc 2021, các tàu này sẽ đi qua Biển Đông hai lần và tham gia một cuộc tập trận kết hợp với quân đội Nhật Bản và Mỹ vào tháng 5/2021.

Đại úy Arnaud Tranchant, sĩ quan chỉ huy tàu Tonnerre, nói với Naval News rằng hải quân Pháp sẽ "làm việc để tăng cường" quan hệ đối tác của Pháp với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia - gọi là Quad.

Năm 2015 và 2017, hải quân Pháp cũng từng thực hiện các nhiệm vụ tương tự và đi qua Biển Đông, nhưng các nhà phân tích cho rằng cuộc tập trận mới nhất là dấu hiệu cho thấy Pháp đẩy mạnh can dự ở khu vực Ấn Độ Dương.

Tuần trước, tàu ngầm tấn công hạt nhân Émeraude của Pháp và tàu hỗ trợ hải quân Seine đã đi qua Biển Đông. Các chuyên gia nhận định Pháp sẽ củng cố hơn nữa lập trường phản đối các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, thông qua tăng cường hoạt động quân sự ở khu vực nhằm duy trì “sự hiện diện bình thường” để bảo vệ lợi ích của họ ở đó.

Pháp là nước châu Âu đầu tiên thiết lập chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2018. Ngoài Pháp, một quốc gia châu Âu khác là Anh cũng đang chuẩn bị triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới Biển Đông.

Fu Kuncheng, Hiệu trưởng Viện Biển Đông tại Đại học Hạ Môn (Trung Quốc), cho biết các cuộc tuần tra và tập trận ở vùng biển tranh chấp là "đáng báo động" và Trung Quốc nên suy nghĩ về cách đối phó với áp lực.

Hiệu trưởng Fu nói: “Rõ ràng là Mỹ hy vọng sẽ kết hợp với các đồng minh NATO để phô trương sức mạnh của họ ở Biển Đông bằng các cuộc tập trận và cái gọi là hoạt động tự do hàng hải. Vì vậy, “khi các nước này chủ trương tự do hàng hải, Trung Quốc nên cử tàu chiến tháp tùng họ. Nhưng nếu họ đi vào vùng lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, chúng tôi phải phản đối theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển - ông Fu nói.

Đầu tuần trước, Hải quân Hoa Kỳ đã cử hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz vào vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, cùng với các tàu chiến khác.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.