Sân nhà nhiều chó - nơi cưu mang chó, mèo bị bỏ rơi

Anh Trần Minh Quang (Thanh Xuân, Hà Nội) - người sáng lập nhóm cứu hộ SNNC. (Ảnh T.H)
Anh Trần Minh Quang (Thanh Xuân, Hà Nội) - người sáng lập nhóm cứu hộ SNNC. (Ảnh T.H)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Được thành lập từ năm 2021, nhóm cứu hộ Sân nhà nhiều chó (SNNC) luôn hoạt động tích cực nhằm cưu mang những thú cưng bị bỏ rơi không ai chăm sóc.

Mái ấm nhỏ dành cho chó, mèo

“Khi bắt gặp hình ảnh chó, mèo nằm trong lồng sắt, tôi thấy thật tội nghiệp”. Chính cảm xúc ấy đã khiến anh Trần Minh Quang (Thanh Xuân, Hà Nội), hơn mười năm qua, không ngại khó khăn, vất vả đã cùng với các tình nguyện viên cứu hộ hàng nghìn em thú cưng bị bỏ rơi.

Thời gian trước, anh Quang chỉ hoạt động cứu hộ trong nhóm kín. Tuy nhiên, để có thể kêu gọi được sự giúp đỡ từ cộng đồng và tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ động vật, nhóm cứu hộ mang tên “Sân nhà nhiều chó” đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2021. Lý giải về tên gọi của nhóm, anh Quang chia sẻ rằng đó là một phần kí ức tuổi thơ của bản thân, khi được ngồi ở sân quê nhà, xung quanh là chó, mèo, cảm giác bình yên vô cùng.

Hiện tại, fanpage trên nền tảng Facebook mang tên “Nhóm cứu hộ chó, mèo Sân nhà nhiều chó” có khoảng 33 nghìn lượt theo dõi. “Thông qua những câu chuyện cứu hộ thú cưng được đăng tải trên trang, tôi mong mọi người sẽ có trách nhiệm và yêu thương chó, mèo hơn” - anh Quang bộc bạch.

Với khoảng 300 em chó và 50 em mèo, trạm cứu hộ của nhóm là một trang trại rộng khoảng 10.000m2 tại thôn Trình Xá, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Để đảm bảo an toàn, các em thú cưng được nuôi nhốt trong lồng và được đánh mã để tiện cho việc giám sát. Đặc biệt với những bé chó, mèo mới được cứu về, các em sẽ phải cách ly từ 2 - 3 tuần để theo dõi hành vi và bệnh truyền nhiễm.

Tính đến nay, nhóm đã phải di dời qua 3 địa điểm do gặp khó từ chủ thuê và tiếng ồn ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh. Hiện tại, trạm vẫn đang trong quá trình tu sửa và cần một nguồn kinh phí rất lớn. Mùa nóng đang đến gần, việc cấp bách nhất là mua thêm mái tôn để chống nắng cho các em động vật.

Trong suốt nhiều năm hoạt động, SNNC nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều bạn tình nguyện viên. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể gắn bó lâu dài với công việc này. Tính đến nay, nhóm chỉ có 11 thành viên chủ chốt. Do số lượng thú cưng nhiều mà nhân lực có hạn, mỗi thành viên trong nhóm phải phụ trách nhiều công việc cùng lúc.

Mỗi ngày, mọi người đều bắt đầu công việc từ 7h30 sáng. Từ những hoạt động cố định như dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra sức khoẻ định kỳ, chế biến thức ăn cho chó, mèo đến những công việc như cho đi dạo, tắm trị nấm… Các thành viên lúc nào cũng trong trạng thái bận rộn.

Đặc biệt, việc chăm sóc cho những người “bạn 4 chân” không hề đơn giản, đòi hỏi người chăm sóc phải vô cùng tỉ mỉ, cẩn trọng. Những chú chó, mèo khi được cứu về vốn bản tính hoang dã tự nhiên, lại thêm những tổn thương về tâm lý khiến chúng đôi lúc trở nên vô cùng hung dữ. Đã không ít lần, anh Quang và các bạn tình nguyện viên bị cào, cắn. “Có những đợt, chúng tôi phải tiêm phòng liên tục”.

Vất vả là vậy, nhưng anh Quang và mọi người vẫn cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác cứu hộ, cưu mang những bé chó, mèo. “Nhiều lúc cảm thấy mệt đến mức chỉ muốn bỏ hết mọi thứ. Nhưng vì thương các em nên lại phải cố gắng” - anh Sự (Đắk Lắk), tình nguyện viên nhóm cứu hộ chia sẻ.

Các em chó được nhóm cứu hộ SNNC cưu mang. (Ảnh T.H)

Các em chó được nhóm cứu hộ SNNC cưu mang. (Ảnh T.H)

Khó khăn chồng chất

Hiện tại, khó khăn lớn nhất đối với nhóm cứu hộ là chi phí để duy trì các hoạt động. “Trung bình một ngày, các bạn chó, mèo tiêu thụ khoảng 70kg gạo và 35kg thịt. Ngoài ra, có một số bạn khi mới đến đây, chưa quen môi trường, sẽ phải ăn theo chế độ riêng. Thêm vào đó là chi phí thuốc men, chữa trị và các nguồn vaccine bổ sung. Chi phí lớn nhất là dành cho công tác cứu hộ chó, mèo, chi phí thú y. Bởi thường, các bạn được cứu về đều mang trong mình rất nhiều mầm bệnh hoặc dị tật tổn thương, cho nên đa số đều khá yếu ớt. Có những trường hợp nặng vẫn phải dựa vào các phòng khám thú y bên ngoài để chữa trị cho các bạn ấy”.

Để nhóm cứu hộ có thể hoạt động ổn định, nguồn chi phí dành cho nhân lực cũng vô cùng cần thiết. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi trạm cứu hộ đang trong quá trình tu sửa. Như vậy, trung bình trong một tháng, chi phí để duy trì chăm sóc cho khoảng 400 bạn thú cưng sẽ rơi vào trên dưới hai trăm triệu.

Theo anh Quang, nguồn chi phí ấy một phần đến từ sự đóng góp, ủng hộ của những mạnh thường quân và đôi khi là các phòng khám, cơ sở sản xuất thức ăn cho động vật. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp bách, các thành viên của nhóm sẽ là người chịu trách nhiệm về tài chính.

Những khó khăn về vật chất vẫn chưa là gì so với những rào cản, áp lực về tinh thần. Đã không ít lần, anh Quang bị buộc phải lựa chọn giữa gia đình và công việc chăm sóc chó, mèo. “Thời gian đầu, bố mẹ tôi ra sức ngăn cản, không cho tôi làm công việc này, thậm chí đòi từ mặt. Nhưng lâu dần, họ cũng quen và chấp nhận, thông cảm cho tôi”. Không chỉ anh Quang, bản thân các bạn tình nguyện viên khi tiến hành cứu hộ chó, mèo cũng luôn gặp phải những chất vấn từ phía gia đình: Vì sao tiền kiếm được lại phải chia một phần cho chó, mèo? Lí do gì phải dành thời gian ở với gia đình để đi cứu hộ chó, mèo?

Không những vậy, áp lực đối với nhóm cứu hộ còn đến từ những tranh cãi, ý kiến trái chiều xung quanh câu chuyện bảo vệ động vật của mọi người trong cộng đồng. “Với nhiều người, chó, mèo vẫn chỉ là những động vật nằm trong chuỗi thức ăn, nên việc giết và ăn thịt chó, mèo đối với họ là rất bình thường. Trong suy nghĩ của họ, các bạn bảo vệ động vật là việc của các bạn. Điều đó gây ra những xung đột và khiến cho các thành viên căng thẳng về tâm lý, không biết có nên tiếp tục công việc cứu hộ hay không. Thậm chí có những trường hợp tiêu cực còn gọi điện và nhắn tin khủng bố tinh thần nhóm”.

Anh Quang và nhóm đôi lúc còn bị hiểu nhầm trong quá trình giải cứu chó, mèo. “Tôi nhớ mãi trường hợp một bạn chó lạc ở Thái Hà, trong quá trình giải cứu, bạn ấy chui vào bụi rậm ở vườn hoa khu phố Thái Thịnh. Xung quanh đó có rất nhiều người dân đang sinh hoạt. Khi tôi đeo găng chống cắn và chui vào giải cứu chú chó, rất đông người đứng xung quanh và bắt đầu bàn tán, cho rằng tôi là kẻ trộm. Vì vậy, khi cứu được bạn, tôi lập tức lên xe và đi luôn để tránh dị nghị”.

Đặc biệt, công việc của các thành viên trong SNNC không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận, cứu hộ, chữa trị cho các bạn thú cưng, mà còn là hành trình đi tìm những ngôi nhà mới cho chúng. “Các bạn chó, mèo sau khi được đưa về, chăm sóc khỏe mạnh sẽ được tìm cho một gia đình. Đó mới là ca cứu hộ thành công”.

Tuy nhiên, quy trình tìm chủ mới cho các bé diễn ra khá chậm. Một phần bởi đa số các bé chó, mèo khi được cứu về đều đã lớn, có nhận thức nên khó dạy bảo, uốn nắn, mặt khác, mọi người thường e ngại những điều kiện từ phía nhóm. Khi chủ mới muốn nhận nuôi các bé thú cưng sẽ phải trải qua phỏng vấn, chứng minh được tình hình tài chính cũng như kiến thức về chăm sóc chó, mèo của bản thân. Đồng thời phải cung cấp những thông tin cá nhân về họ tên, địa chỉ và điện thoại liên lạc để thành viên trong nhóm có thể đến kiểm tra đột xuất tình hình nuôi dưỡng các bé.

Điều kiện đó gây cản trở rất lớn tới hoạt động tìm chủ mới cho các bé chó, mèo bởi không phải ai cũng sẵn sàng cung cấp thông tin riêng tư. Tuy nhiên, đối với anh Quang: “Nhóm có thể không quá khắt khe về tài chính, nhưng điều kiện để có thể giám sát được các bạn về nhà mới có an toàn hay không, hay là bị chủ bán đi hoặc tiếp tục lại trở lại vòng quay nuôi vô trách nhiệm là bắt buộc phải có. Không thể khiến các bé một lần nữa rơi vào cảnh lang thang hoặc bị đưa vào lò mổ”.

Chia sẻ về những dự định sắp tới, anh Quang cho biết nhóm sẽ hoạt động nhiều hơn trong công tác tuyên truyền bảo vệ động vật. Nhóm có thể xây dựng nơi lưu trú chung cho chó, mèo hiện tại thành một điểm tham quan cuối tuần với các hoạt động giáo dục về bảo vệ, chăm sóc vật nuôi.

Anh mong muốn được liên kết với các trường học, để các em học sinh có thể đến hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu về các hoạt động, mô hình cứu hộ chó, mèo. Thông qua đó, giáo dục các bạn bảo vệ động vật nuôi, để các bạn có ý thức, trách nhiệm hơn khi chăm sóc thú cưng trong nhà.

Hơn 10 năm hoạt động với muôn vàn khó khăn và thử thách. Thế nhưng, anh Quang và các tình nguyện viên của SNNC vẫn miệt mài với công việc cứu hộ chó, mèo. Nếu không phải tình yêu động vật lớn lao, hẳn ít ai có thể làm được như vậy.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh chương trình Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tuyên truyền giới thiệu về biển, đảo Việt Nam tại Quảng Ninh

(PLVN) -  Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình biển Đông.

Đọc thêm

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi
(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Xôn xao bức ảnh hành lang một lớp ngoại ngữ, làm gì để 'gỡ' gánh nặng cho người già?

Không nên để việc trông cháu thành gánh nặng cho người cao tuổi. (Nguồn: LAP)
(PLVN) - Mới đây, mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp cảnh hành lang chờ tại một lớp học của trung tâm ngoại ngữ, cho thấy không ít trong số những người đang ngồi chờ là các ông, bà cụ cao tuổi với gương mặt khá mệt mỏi. Bức ảnh đã gây ra một số tranh luận liên quan đến câu chuyện trách nhiệm, tình thương hay “gánh nặng” chăm cháu của một bộ phận không nhỏ người cao tuổi nước ta.

Người phụ nữ cho Jeans cũ một cuộc đời mới

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân chia sẻ tại chương trình "Phụ nữ làm chủ cuộc đời - She Leads Her Life"
(PLVN) - Không chỉ tái chế quần jeans cũ thành những sản phẩm thời trang độc đáo, doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân còn "tái chế" cả những quan niệm cũ kỹ về phụ nữ. Quán quân chương trình "Khi phụ nữ làm chủ" năm 2023 khẳng định: Phụ nữ chính là nước, mềm mại nhưng uyển chuyển, có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh và làm chủ cuộc đời mình.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.
(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.
(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Đề xuất nhân văn của TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đề xuất muốn dùng ngân sách để xử lý một số khoản vay với người nghèo, là khoản vay tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; nhưng quá hạn, khó thu hồi. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các phong trào hỗ trợ người nghèo như xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến hoàn thành trong năm 2025); “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”… thì đây là một động thái được dư luận rất quan tâm.