Người phụ nữ cho Jeans cũ một cuộc đời mới

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân chia sẻ tại chương trình "Phụ nữ làm chủ cuộc đời - She Leads Her Life"
Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân chia sẻ tại chương trình "Phụ nữ làm chủ cuộc đời - She Leads Her Life"
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không chỉ tái chế quần jeans cũ thành những sản phẩm thời trang độc đáo, doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân còn "tái chế" cả những quan niệm cũ kỹ về phụ nữ. Quán quân chương trình "Khi phụ nữ làm chủ" năm 2023 khẳng định: Phụ nữ chính là nước, mềm mại nhưng uyển chuyển, có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh và làm chủ cuộc đời mình.

Tại chương trình "Phụ nữ làm chủ cuộc đời - She Leads Her Life", nhà sáng lập thương hiệu Tái chế quần jeans chia sẻ về hành trình khởi nghiệp đầy chông gai, những bài học vượt qua khó khăn và quan điểm truyền cảm hứng về phụ nữ làm kinh tế.

- Thưa chị Kim Ngân, câu chuyện của chị không chỉ truyền cảm hứng về Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh mà còn hướng đến lối sống xanh, bền vững. Tuy nhiên hành trình khởi nghiệp của chị cũng không hề trải hoa hồng, mà cũng phải vượt qua không ít những khó khăn thử thách. Chị có thể chia sẻ những hồi ức của giai đoạn quan trọng đó, những điều gì đã khiến chị đưa ra lựa chọn này?

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân: Khó khăn đầu tiên là trước khi dự án này được thành lập kinh doanh thì mình đã có 6 năm làm những dự án phi lợi nhuận.

Thời điểm ấy, Kim Ngân sẽ chỉ nhận đổi những chiếc quần jean cũ lấy những cái túi để cho các bạn sinh viên đi học.

Ngân đọc vô số các cái bình luận trái chiều, có rất nhiều bình luận nói rằng Ngân đang vô tình biến rác từ loại này sang loại khác, hoặc là những cái sản phẩm làm ra có sử dụng được hay không.

Sau này khi dự án đó chuyển thành công việc kinh doanh, số lượng bình luận tiêu cực còn nhiều hơn. Vào thời điểm Ngân kinh doanh, chưa có nhiều bên kinh doanh sản phẩm tái chế, tái sử dụng hoặc những sản phẩm liên quan đến bền vững.

Bây giờ, chúng ta nghe nó có thể là thấy nhiều hơn rồi nhưng thời điểm đó còn rất ít.

Khó khăn đặt ra là phải đào tạo thị trường, đào tạo thị trường để làm sao từ các bạn trẻ đến các anh, chị ở tuổi trung niên hay những người lớn tuổi hơn nữa, họ có thể chấp nhận việc sử dụng đồ cũ dưới một cái hình hài khác.

Ngoài ra, sản phẩm của Ngân là sản phẩm thủ công nên thời gian hoàn thiện sẽ lâu hơn rất nhiều và không thể cạnh tranh về giá với các sản phẩm sản xuất theo công nghệ hàng loạt cùng công dụng. Vì vậy, năm 2018 cạnh tranh khá là khó.

Thời điểm năm 2019 là thời điểm bùng nổ dịch và khi có dịch xảy ra, cửa hàng lúc Ngân khởi nghiệp phải đóng cửa. Đầu tiên là đóng cửa 2 tuần, rồi đóng cửa 2 tháng, cuối cùng là đóng cửa 2 năm. Đến tận 2022, Ngân mới bắt đầu quay lại mở một cửa hàng khác.

- Với chị Ngân, khi tham gia chương trình Khi phụ nữ làm chủ năm 2023 và trở thành quán quân, có cơ hội kết nối với rất nhiều phụ nữ khác. Chị nghĩ thế nào về phụ nữ làm kinh tế?

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân: Có một khái niệm mọi người hay nói, đó là nam giới là phái mạnh, phụ nữ là phái yếu. Nhưng bản thân Ngân lại nghĩ rằng, phụ nữ chính là nước, khi mà pha với rượu thì sẽ có vị cay nồng, khi pha với trà, sữa sẽ có vị ngọt ngào. Đó chính là điểm mạnh của phái yếu.

Khi bạn sử dụng điểm mạnh đó tốt, bạn có thể tự tin làm kinh tế, kinh doanh, thậm chí là làm chủ cuộc đời.

- Khi chị tham gia chương trình Khi phụ nữ làm chủ, rất nhiều phụ nữ khác đang ở đó với câu chuyện khởi nghiệp. Vậy phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế là câu chuyện cụ thể thế nào?

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân: Chương trình Ngân tham gia theo ban tổ chức nói có hơn 500 bộ hồ sơ gửi vào chương trình. Ngoài những bạn ở Top 5 như Ngân ra thì có rất nhiều phụ nữ trên khắp đất nước khác đang làm kinh tế, làm chủ, khởi nghiệp.

Có rất nhiều ngành nghề trong chương trình đó, tất cả các ngành, nghề, các bạn nộp hồ sơ đều được xem xét và hỗ trợ rất nhiều.

Ngân nghĩ rằng Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế đầu tiên phải đến từ nội lực ở bên trong mình, tức là mình phải tự tin, coi trọng chính mình.

Đồng thời, phụ nữ Việt đang làm kinh tế cũng đều vinh dự, may mắn vì họ đang được hỗ trợ rất nhiều, từ các ban, ngành, cơ quan tổ chức, đang hỗ trợ cho phụ nữ để họ tự tin hơn, được trang bị nhiều hơn.

- Khi gặp phải những lời ra, lời vào, lời dị nghị về ngoại hình, hay nghề nghiệp theo đuổi, thì phải làm thế nào?

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân: Khi cảm xúc tiêu cực đến với mình, việc đầu tiên mình cố gắng làm là đẩy nó ra ngoài thì thường nó sẽ càng tiêu cực hơn. Khi mình đang nghĩ đến nó rất nhiều, cố gắng đưa nó ra khỏi suy nghĩ của mình, việc làm của Ngân là sẽ đối mặt trực tiếp với suy nghĩ tiêu cực đó.

Đối mặt trực tiếp với nó và đưa ra lời giải. Tại sao mình lại phải suy nghĩ thế? Lỗi lầm người khác đưa đến cho mình chưa chắc đã là lỗi lầm, thiếu sót của bản thân mình, mà chỉ là lời bên ngoài.

Khi bạn tin vào những gì bạn làm, tin vào bản thân mình, thế giới ngoài kia có nói gì cũng không quan trọng, giống như Ngân khi khởi nghiệp, có rất nhiều bình luận tiêu cực, đến tận hiện tại, những bình luận như vậy vẫn có và có rất nhiều người nói.

Khi công việc của mình đến hiện tại đã có những bước đi nhất định trên con đường khởi nghiệp, vẫn có những bình luận tiêu cực như vậy thì kể cả ở những nấc thang cao hơn nữa cũng vẫn có những người tiếp tục nói những lời đấy. Bạn hãy tự tin đối diện với nó, vui vẻ đi tiếp. Thay vì suy nghĩ những áp lực, tiêu cực, là lỗi của bản thân mình, hãy vui vẻ đón nhận nó và chứng minh những điều ngược lại.

- Thông điệp chị muốn gửi đến các bạn trẻ để các bạn có thêm động lực, niềm tin, quyết định với hành trình phía trước.

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân: Bản thân Ngân, ước mơ hồi nhỏ với công việc hiện tại, hay cả những chuyên ngành học ở đại học cũ hoàn toàn khác nhau.

Có một câu nói mình muốn gửi đến các bạn trẻ là, người cũng như vậy, nếu đặt đúng vị trí thì sẽ tỏa sáng. Hay công việc hiện tại, môi trường học hiện tại hay sau này ra trường, nếu điểm đến khác với trước đây thì cũng là điều hết sức bình thường. Nếu bạn cứ đi tiếp đi tiếp, bạn sẽ tìm được sứ mệnh của mình và tìm được vị trí mà mình có thể tỏa sáng.

Tin cùng chuyên mục

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Đọc thêm

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025
(PLVN) -  Năm mới 2025, trời yên biển lặng, thời tiết thuận lợi, hàng trăm tàu thuyền tại Ninh Thuận bắt đầu ra khơi, bám biển, bám ngư trường, mang theo niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển quê hương.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.

Bài học bám sát thực tiễn

Bài học bám sát thực tiễn
(PLVN) -  Đất nước đã khép lại năm 2024 với tất cả những nỗ lực vượt bậc, "biến nguy thành cơ", "thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế"; với phương châm "kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững", "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; ngay từ những ngày đầu năm.

Bài 2: Cách nào để lãng phí điện không trở thành 'căn bệnh nan y'?

Không ít bảng đèn quảng cáo "lên đèn" khi trời còn sáng.
(PLVN) - Mức lãng phí điện năng tại Việt Nam đang cao gấp 1,5 đến 6 lần so với mức trung bình thế giới. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh vào năm 2025. Mặc dù các cơ quan chức năng luôn nỗ lực kêu gọi tiết kiệm điện, tình trạng lãng phí điện vẫn diễn ra hàng ngày. Đây được xem như một “căn bệnh” khó chữa của toàn xã hội.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.