Sân khấu Sài Gòn ngập ngừng sáng đèn giữa nỗi lo mùa dịch

Một vở diễn của sân khấu kịch Hồng Vân - Phú Nhuận.
Một vở diễn của sân khấu kịch Hồng Vân - Phú Nhuận.
(PLVN) - Trong mùa dịch, các hệ thống rạp với sự ưa chuộng của khán giả lẫn tài chính mạnh còn khó khăn, thấp thỏm thì nói gì đến sân khấu, vốn dĩ nhiều năm nay đã sống trong cảnh khi đèn sáng, lúc đìu hiu.

Thời điểm Tết Nguyên đán vừa qua quả là một thời điểm buồn đối với sân khấu phía Nam. Trước đó, trong sự hoành hành của Covid-19, năm 2020 vốn dĩ là một năm khó khăn của ngành sân khấu. Nhiều sân khấu chỉ có thể hoạt động cầm chừng, không dám mạnh tay xây dựng vở diễn mới. Dịp Tết, với nhu cầu người xem đông đảo, chính là thời điểm “vàng” trong năm để các sân khấu tỏa sáng, thu hút khán giả, làm mới mình.

Tuy nhiên, thời điểm dịch bùng ra trước Tết đã tước đi niềm vui sáng đèn của các sân khấu Sài Gòn. Đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử biểu diễn, tất cả sân khấu ở TP HCM phải đóng cửa, tắt đèn. Thời điểm đó, hầu như các sân khấu đã phát hành gần hết lượng vé cho các suất diễn của mình. Vì tình hình dịch buộc phải hủy suất diễn, các sân khấu đã tiến hành thu hồi vé, trả tiền cho khách hoặc khách có thể giữ vé, đến xem khi lịch diễn sau Tết có. Khó khăn chồng chất khó khăn vì các sân khấu đã đầu tư lớn vào các vở diễn để đáp ứng lượng khách và quy mô mừng Tết. Nhiều chủ sân khấu lo rằng sẽ “lỗ to” với sự cố dịp Tết.

Sau 1 tháng im ắng, thời gian gần đây, các sân khấu Sài Gòn đã tất bật để hoạt động trở lại. Mở màn sớm là sân khấu 5B của bà bầu Mỹ Uyên với chùm hài kịch ngày 5/3. Tiếp đó sân khấu công chiếu các vở diễn: “Đẹp lắm nha”, “Tin thì linh không tin cũng linh”, “Tía ơi con lấy chồng”, “Bồ công anh”, “Công lý như... hề” vào các ngày 6, 7/3 vừa qua. Cùng ngày, sân khấu kịch Hồng Vân cũng quay trở lại với các vở diễn “Bên hiếu bên tình”, “Cô 5 cậu 10”.

Sân khấu Idecaf cũng chọn ngày 6/3 để khởi động lại. Tiếp theo, lịch diễn của Idecaf khá dày đặc khi phủ kín các cuối tuần sau đó với các vở: “Lời nguyền phù thủy”, “Ngũ quý kỳ phùng”, “Cậu Đồng”, “Người lạ người thương rồi người dưng”, “Ngôi nhà không có đàn ông”… Idecaf cũng giữ vững được phong độ “hút khách” của mình khi đa phần khách đặt vé từ trước Tết đồng ý giữ vé để chờ sân khấu hoạt động lại mới đi xem.

Sân khấu Hoàng Thái Thanh thì sáng đèn lại vào ngày 13/3 và 14/2 bằng việc công diễn vở “Bạch Hải Đường” và “Chờ thêm chút nữa”, hai vở kịch mới được dàn dựng xong thời điểm trước Tết. Sau đó, sân khấu sẽ hoạt động đều đặn với các vở cũ như: “Bông hồng cài áo”, “Bàn tay của trời”, “Tình yêu trời đánh”, “Nửa đời ngơ ngác”…

Nhiều sân khấu khác ở TP như Thế Giới Trẻ, rạp xiếc công viên Gia Định, Nhà hát Nghệ thuật hát bội… cũng đang cấp tập để trở lại hoạt động với những vở diễn mới, cũ. Tất nhiên, các sân khấu bên cạnh tất bật cho các vở diễn cũng chuẩn bị các phương án phòng chống dịch như phun, xịt khuẩn khu vực sân khấu và ghế ngồi, yêu cầu khách đeo khẩu trang, trang bị máy đo thân nhiệt, nước rửa tay, duy trì khoảng cách an toàn…

Được trở lại với sân khấu chính là niềm hạnh phúc lớn lao đối với nghệ sĩ. Trong năm qua, sân khấu Sài Gòn vốn đã nhiều gian nan, lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. 2021 cũng là một năm đầy thử thách đối với họ. Chưa biết tương lai sẽ như thế nào, nhưng với người nghệ sĩ trót bước chân vào nghiệp diễn thì còn lửa là còn cháy.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.