Rùng mình rác y tế “thâm nhập” dân sinh (kỳ 1)

Bệnh viện Đa khoa An Dương (Bệnh viện huyện An Dương) "tiếng" là đã được đầu tư xây dựng hệ bể xử lý nước thải với chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng, tuy nhiên, thực chất đây chỉ là những bể chứa nước thải. Quy trình xử lý khiến ai cũng phải rùng mình: dùng hóa chất “bơm” thẳng vào bể, sau khi cho lắng cặn, xả thẳng ra sông Đa Độ.

Các cơ sở y tế như phòng khám, bệnh viện… là những nguồn phát thải lớn, trong đó có nhiều loại rác thải, chất thải nguy hại có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe con người. Thế nhưng, hiện nay trên địa bàn TP. Hải Phòng, các loại rác, chất thải  y tế vẫn chưa được quan tâm, xử lý đúng mức.

Nước thải bệnh viện được đổ vào hệ thống nước sinh hoạt trên địa bàn huyện An Dương
Nước thải bệnh viện được đổ vào hệ thống nước sinh hoạt trên địa bàn huyện An Dương

Theo báo cáo của UBND TP Hải Phòng, đến nay, trên địa bàn Hải Phòng mới có 8/26 bệnh viện được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế. Duy nhất một bệnh viện được đầu tư lò đốt rác thải theo công nghệ của Nhật Bản. Việc xử lý chất thải nguy hại của hầu hết các cơ sở y tế, phòng khám tư, cơ sở dược còn lại đều thực hiện thuộc dạng “mạnh ai nấy làm”.

Thành lập từ năm 1959, Bệnh viện Đa khoa An Lão (Bệnh viện huyện An Lão) đã không ngừng phát triển với quy mô lớn gồm 2 cơ sở, 16 khoa, phòng và 238 cán bộ, nhân viên. Trung bình mỗi ngày bệnh viện này phục vụ 600 bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú nên đã thải ra một khối lượng rác, nước thải khá lớn.

Thế nhưng, đến nay Bệnh viện An Lão vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, rác thải hiện đại nên vẫn phải tự xử lý bằng các biện pháp thủ công nên chưa thực sự đảm bảo an toàn cho môi trường xung quang.

Ông Phạm An Hiện, Phó giám đốc Bệnh viện cho biết, hệ thống xử lý chất thải của bệnh viện chưa đạt chuẩn vì được xây dựng mang tính chất tạm thời, “đợi” đầu tư để xây mới hệ thống xử lý chất thải hiện đại. Do tính chất tạm thời, các thiết bị xử lý chất thải chỉ nhằm hạn chế tối đa trong công tác diệt khuẩn, hạn chế nguồn bệnh, vi khuẩn gây bệnh phát tác trong môi trường.

Theo ông Hiện, để có thiết bị xử lý nước thải y tế, chất thải y tế theo đúng quy định của Bộ Y tế, bệnh viện đang thực hiện các bước khảo sát, đánh giá tác động môi trường để lên phương án đầu tư trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp. Sau khi có kết quả khảo sát, đánh giá tác động môi trường, phương án đầu tư còn cần phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bệnh viện Đa khoa An Dương (Bệnh viện huyện An Dương) "tiếng" là đã được đầu tư xây dựng hệ bể xử lý nước thải với chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng, tuy nhiên, thực chất đây chỉ là những bể chứa nước thải. Quy trình xử lý khiến ai cũng phải rùng mình: dùng hóa chất “bơm” thẳng vào bể, sau khi cho lắng cặn, xả thẳng ra sông Đa Độ.

Ông Phạm Văn Minh, Giám đốc Bệnh viện An Dương bày tỏ: “Vẫn biết hệ thống xử lý nước thải lạc hậu, chưa đảm bảo yêu cầu, nhưng do không được đầu tư thêm nên chúng tôi vẫn buộc phải sử dụng”.

Bà Vũ Thị Hà, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện An Dương phân trần, trước khi xả thải ra môi trường, nước thải từ khu xử lý còn được xả vào một ao nước. Tại ao, bệnh viện thả thêm bèo tây để một lần nữa “lọc” nước theo phương pháp sinh học. Chưa kiểm nghiệm cụ thể nước ở ao bèo có đảm bảo vệ sinh môi trường hay không nhưng thấy cá dưới ao vẫn phát triển!.

Không riêng các bệnh viện tuyến huyện, ngay cả một số bệnh viện lớn của Hải Phòng cũng xảy ra tình trạng tương tự, nước thải của bệnh viện thường được xả thẳng vào hệ thống nước thải sinh hoạt. Lãnh đạo các bệnh viện này chung một điệp khúc than thở: Hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, đầu tư nên bị xuống cấp, hư hỏng, không đảm nhiệm được vai trò xử lý nước thải y tế.

Theo con số thống kê của Sở y tế TP. Hải Phòng, hiện trên địa bàn TP có tất cả trên 1.300 cơ sở y tế, trong đó có 26 bệnh viện các cấp, 224 trạm y tế xã, phường… một lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng thẳng thắn thừa nhận: “Vấn đề xử lý nước thải, chất thải y tế là nỗi bức xúc lớn của cả ngành y tế địa phương, cơ quan quản lý cũng nắm bắt được thực trạng nhưng khổ nỗi là nguồn ngân sách đang khó khăn, trong khi các bệnh viện chưa thể tự cân đối thu, chi, viện phí lại chưa tăng nên rất khó trong việc tìm nguồn đầu tư, xây dựng”.

Hồng Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Phát huy vai trò của 'thương lái' trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo

Phát huy vai trò của 'thương lái' trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo

(PLVN) -  Ngày 2/5, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam phối hợp với Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL tổ chức hội thảo “Phát triển liên kết bền trong chuỗi giá trị lúa gạo”. Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã bàn luận về vai trò của đội ngũ thương lái trong chuỗi liên kết giá trị ngành hàng lúa gạo.

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.