Quyết tâm hoàn thành cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trong năm 2026

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cả chính quyền địa phương và nhà đầu tư cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đều đặt quyết tâm đưa cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng về đích vào năm 2026.

Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Nhà đầu tư là Liên danh Công ty cổ phần xây dựng Đèo Cả - Công ty cổ phần tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần xây dựng công trình 568 - Công ty cổ phần LIZEN.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, dài gần 60km, qua địa bàn các huyện Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn).

Xác định giải phóng mặt bằng (GPMB) là nhiệm vụ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ dự án, UBND tỉnh Lạng Sơn và các huyện, thành phố có dự án đi qua xác định GPMB là nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ông Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc: "Chúng tôi đã có kế hoạch cụ thể trong công tác GPMB". (Ảnh: Minh Hữu)

Ông Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc: "Chúng tôi đã có kế hoạch cụ thể trong công tác GPMB". (Ảnh: Minh Hữu)

Ông Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc cho biết, dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng qua địa bàn huyện Cao Lộc dài khoảng 29km, dài nhất trong các địa phương có dự án đi qua. Để đảm bảo công tác GPMB cho dự án, huyện Cao Lộc đã có những kế hoạch cụ thể.

Trong đó, huyện Cao Lộc đã kiện toàn Ban chỉ đạo GPMB, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ phụ trách trực tiếp các xã, thị trấn bị ảnh hưởng bởi dự án; tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân hiểu, đồng thuận và hợp tác trong việc giao đất.

Để phục vụ cho người dân tái định cư, hiện huyện Cao Lộc đang chuẩn bị xây dựng các khu tái định cư cho những hộ gia đình phải di dời, để người dân tiếp tục có cuộc sống ổn định, phát triển.

Tại dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, theo cam kết, UBND tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ cho dự án khoảng 2.000 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Quang Toàn - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn, tỉnh này đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn này cho dự án.

Ông Nguyễn Quang Toàn - Giám đốc Sở Tài chính Lạng Sơn: "Đảm bảo bố trí 2.000 tỷ đồng cho dự án". (Ảnh: Minh Hữu)

Ông Nguyễn Quang Toàn - Giám đốc Sở Tài chính Lạng Sơn: "Đảm bảo bố trí 2.000 tỷ đồng cho dự án". (Ảnh: Minh Hữu)

Theo ông Toàn, hàng năm, Lạng Sơn đều tiết kiệm được một khoản tiền từ việc tăng thu, tiết kiệm chi và tiền sử dụng đất. Trong khoảng từ năm 2021 đến nay, hàng năm Lạng Sơn đều có nguồn tiết kiệm từ 500 đến 700 tỷ đồng. Số tiền này, Lạng Sơn dành một phần để đầu tư công.

Ngoài ra, Lạng Sơn còn có nguồn thu khác từ tiền thu sử dụng đất. Hiện, quỹ phát triển đất của Lạng Sơn còn dư khoảng 250 tỷ đồng.

“Tổng hợp từ các nguồn trên, chúng tôi đảm bảo bố trí đủ 2.000 tỷ đồng và đúng tiến độ để dự án triển khai”, ông Toàn chia sẻ với phóng viên PLVN.

Ông Nguyễn Quang Vĩnh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết, đơn vị đặt quyết tâm sẽ thông tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị vào cuối năm 2025, đưa vào khai thác trong năm 2026.

Cụ thể, theo ông Vĩnh, sau ngày khởi công 21/4 tới đây, đến quý III/2024 sẽ tổ chức thi công đại trà trên toàn tuyến. Đồng thời, nhà đầu tư sẽ huy động đủ nhân lực, máy móc thiết bị cho dự án. Ngoài ra, với số vốn nhà đầu tư cần chuẩn bị cho dự án là hơn 5.000 tỷ đồng, ông Vĩnh cho biết, ngoài vốn tự có của nhà đầu tư, số còn lại đã có kế hoạch vay vốn thương mại tại ngân hàng. “Chúng tôi cũng sẵn phương án phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn cho dự án”, lãnh đạo Đèo Cả cho biết.

Ông Nguyễn Quang Vĩnh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả đặt quyết tâm đưa dự án về đích trong năm 2026. (Ảnh: Minh Hữu)

Ông Nguyễn Quang Vĩnh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả đặt quyết tâm đưa dự án về đích trong năm 2026. (Ảnh: Minh Hữu)

Liên quan đến công tác GPMB, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết, rất tin tưởng vào chính quyền địa phương Lạng Sơn, bởi lẽ, tại dự án trước đó (cao tốc Bắc Giang - Chi Lăng), Lạng Sơn đã làm rất tốt công tác GPMB. Khi đó, chỉ trong vòng 6 tháng, toàn bộ hơn 60km đường cao tốc đã được chính quyền và nhân dân Lạng Sơn giao cho nhà đầu tư. Nhờ công tác GPMB được thực hiện tốt mà cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn thực hiện chỉ trong thời gian khoảng hai năm. “Đây là dự án cao tốc làm nhanh nhất Việt Nam từ trước đến nay”, ông Vĩnh nói.

Từ đó, vị Tổng Giám đốc Đèo Cả tin tưởng, công tác GPMB sẽ tiếp tục được các địa phương thực hiện tốt, giúp nhà đầu tư có mặt bằng sạch để thi công. “Tập đoàn Đèo Cả đã thống nhất với tỉnh Lạng Sơn dự kiến bàn giao mặt bằng sau 6-9 tháng và đây là điều kiện cần thiết để thông tuyến và hoàn thành dự án. Chúng tôi cam kết nếu có đủ mặt bằng, dự án sẽ hoàn thành trong năm 2026”, lãnh đạo Đèo Cả nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên. (Ảnh: Minh Hữu)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên. (Ảnh: Minh Hữu)

Ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, tỉnh đã chỉ đạo 4 huyện, thành phố mà tuyến cao tốc đi qua là Cao Lộc, Chi Lăng, TP Lạng Sơn, Văn Lãng chủ động đi trước tuyên truyền để người dân nắm được chủ trương, tạo sự đồng thuận khi triển khai thực hiện.

“Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng là dự án trọng điểm của tỉnh cũng là dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư trong quá trình thực hiện, nỗ lực tối đa để dự án sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng”, ông Dương Xuân Huyên nói.

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.