Quyết liệt, tập trung hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
(PLVN) - Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục xác định xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật là một trong những trọng tâm của công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, đã đề ra nhiều biện pháp quyết liệt, có nội dung mới, để tập trung hoàn thành nhiệm vụ.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết như trên trong Báo cáo khái quát một số nội dung cơ bản về các nhóm vấn đề chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Phần chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Tư pháp diễn ra sáng nay, 15/8.

Không có dự án luật phải rút ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Nêu dẫn chứng, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, từ tháng 6/2021 đến nay, Chính phủ đã tổ chức 17 phiên họp chuyên đề, thông qua đó Chính phủ cũng đã đề ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thi hành pháp luật.

Lãnh đạo Chính phủ, Thường trực Chính phủ tăng cường làm việc trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến, chỉ đạo về những vấn đề lớn, phức tạp, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong từng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

Các bộ, cơ quan ngang bộ đã có chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng pháp luật. Có 8 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo công tác này.

Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật ở các bộ, cơ quan ngang bộ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng chuẩn bị các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH, UBTVQH.

Đánh giá chung, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà cơ quan tham mưu trực tiếp là các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Tư pháp, đã tiếp tục thể chế hóa một trong ba đột phá chiến lược được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và tại các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Ban Chỉ đạo Trung ương và của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác pháp luật, tư pháp, đã góp phần quan trọng, trước mắt và lâu dài và công cuộc kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bộ trưởng nêu bật một số kết quả chủ yếu, theo đó, trong nhiệm kỳ này, Bộ Tư pháp đã có sự chuẩn bị kỹ hơn và đổi mới cách thức trong việc lập đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan triển khai từ sớm việc lập đề nghị của Chính phủ về Chương trình; phối hợp Văn phòng Chính phủ trong việc đề nghị QH, UBTVQH bổ sung các dự án luật vào Chương trình; chất lượng Đề nghị của Chính phủ đã bám sát và thể hiện rõ nét hơn thứ tự ưu tiên cho các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, với sự chuẩn bị của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Chính phủ đã trình QH thông qua 32 luật, nghị quyết (22 luật, 10 nghị quyết), không có dự án luật phải rút ra khỏi Chương trình.

Các dự án Chính phủ trình, sau khi phối hợp với các cơ quan thẩm tra của QH chỉnh lý, hoàn thiện dưới sự chỉ đạo của UBTVQH, đều được thông qua với tỷ lệ cao. Chính phủ đã ban hành 312 nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 87 quyết định quy phạm pháp luật.

Cũng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, trong kết quả chung của Chính phủ, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ trình QH thông qua 3 Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm.

Bộ trưởng đánh giá, về cơ bản, công tác lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH, UBTVQH và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nghiêm, cơ bản đảm bảo quy trình, thủ tục, hồ sơ và chất lượng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chỉ đạo của QH về quan điểm xây dựng thể chế, Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ QH khóa XV, Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của UBTVQH.

Hiện, Bộ Tư pháp đã và đang xây dựng, chuẩn bị trình Chính phủ, QH các đề nghị, dự án luật như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật Công chứng, Luật Thi hành án dân sự, Luật Giám định tư pháp…

Công tác thẩm định đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được Bộ Tư pháp tập trung thực hiện, nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ, tiếp tục phát huy cơ chế Hội đồng thẩm định; các báo cáo thẩm định cơ bản được các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đánh giá tốt và được các đại biểu QH tham khảo kỹ trong quá trình thảo luận.

Từ năm 2021 đến 31/5/2023, Bộ Tư pháp đã thẩm định 533 dự án, dự thảo và 71 đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, thẩm định đối với 1.209 thủ tục hành chính tại 127 đề nghị xây dựng và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có thủ tục hành chính; đề nghị không quy định 7 thủ tục, sửa đổi 903 thủ tục, bổ sung 10 thủ tục.

Bộ Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, tham gia vào các Tổ công tác rà soát quy định pháp luật để tiếp tục phát hiện các vướng mắc, bất cập về thể chế, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới quy định; trong đó có việc chuẩn bị trình QH Báo cáo về kết quả rà soát theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, QH khóa XV.

Đối với văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật, từ đầu nhiệm kỳ QH khóa XV, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ phải ban hành 123 văn bản (75 nghị định, 13 quyết định và 45 thông tư).

Đến ngày 30/7/2023, đã ban hành 105 văn bản (62 nghị định, 11 quyết định và 32 thông tư). Số văn bản có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật đã từng bước được cải thiện, như chùm nghị định quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Biên phòng, Luật Cảnh sát cơ động....

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), có nhiều quy định mới với mục tiêu tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng ngừa hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng pháp luật.

Chính phủ thường xuyên yêu cầu các Bộ, ngành tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật; bảo đảm tuân thủ nghiêm quy trình, thực hiện minh bạch, khách quan trong xây dựng pháp luật; tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu, giải trình hợp lý các ý kiến góp ý của các đối tượng chịu sự tác động của văn bản.

Bộ Tư pháp tham mưu giúp Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; tham gia góp ý, xây dựng dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng pháp luật; phổ biến, tuyên truyền, đề nghị các cơ quan, đơn vị tuân thủ nghiêm Quy định số 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trong các hoạt động tham mưu xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thể chế.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, như vẫn còn tình trạng bổ sung và đang có chiều hướng tăng lên các dự án vào Chương trình không theo Chương trình tổng thể hoặc đề nghị sát thời điểm tổ chức kỳ họp, phiên họp của QH, UBTVQH; một số dự án chưa được nghiên cứu, tính toán kỹ về phạm vi điều chỉnh, tác động của chính sách trong dự án luật nên chưa được bổ sung vào Chương trình; có dự án phải chuyển từ 2 kỳ thành 3 kỳ họp như Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ ra một số giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Đó là tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan của Chính phủ, bảo đảm đúng quy định“chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao”(khoản 2 Điều 33 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Cùng với đó, các bộ, ngành thường xuyên, chủ động rà soát, đánh giá các quy định pháp luật, các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực quản lý. Trên cơ sở đó, chủ động lập đề nghị xây dựng và tổ chức soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Chú trọng việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, các chuyên gia, nhà khoa học; tăng cường truyền thông chính sách, phản biện xã hội đối với các nội dung có tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp.

Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ nâng cao chất lượng thẩm định thông qua việc phát huy cơ chế hoạt động của các hội đồng thẩm định, hội đồng tư vấn thẩm định, nhất là thu hút sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan, các tổ chức đại diện cho các nhóm lợi ích, các hiệp hội và các chuyên gia, nhà khoa học uy tín; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức pháp chế của bộ, ngành; bảo đảm nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật; chú trọng củng cố kiện toàn tổ chức pháp chế, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và quan tâm chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Để tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, cơ quan chủ trì lập đề nghị, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cần kịp thời báo cáo, xin ý kiến cấp ủy, tổ chức Đảng về những chính sách quan trọng, định hướng lớn; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và từng cá nhân, chú trọng tổng kết pháp luật, đánh giá tác động chính sách, lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, thẩm định; tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác xây dựng pháp luật.

Cùng với đó, rà soát pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định còn vướng mắc, không còn phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Đọc thêm

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).