Hội thảo quốc tế Chiang Mai 2024: Quyền riêng tư của mỗi công dân cần được đảm bảo

Các đại biểu đang trình bày tham luận tại Hội thảo quốc tế Chiang Mai 2024.
Các đại biểu đang trình bày tham luận tại Hội thảo quốc tế Chiang Mai 2024.
(PLVN) - Ngày 23/7, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, ĐH Chiang Mai (Thái Lan), ĐH Nantes (Pháp) đã cùng tổ chức Hội thảo khoa học về những vấn đề pháp lý, kinh tế và phát triển bền vững.

Hội thảo có 3 phiên gồm các chủ đề: “Quan hệ quốc tế”, “Các khía cạnh đặc thù của Hiệp định Thương mại Tự do”, “Môi trường và Lao động”, “Chuyển dịch dữ liệu xuyên biên giới và Nền kinh tế số”. Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam (Vietnamese Journal of Legal Sciences) bảo trợ xuất bản các nội dung của Hội thảo quốc tế này.

Trong phiên thảo luận với chủ đề Chuyển dịch dữ liệu xuyên biên giới và Nền kinh tế số”, ThS Lê Trần Quốc Công và ThS Nguyễn Đào Phương Thúy (Giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh) đã đặt vấn đề về “Tác động của các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu lên sự phát triển của luật pháp ở các nước ASEAN”. Hai tác giả đã nhấn mạnh tham vọng xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng số hàng đầu và một khối kinh tế mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi các dịch vụ số an toàn và chuyển đổi, công nghệ và hệ sinh thái số. Hai tác giả cho rằng, quyền riêng tư của mỗi công dân ASEAN cần được đảm bảo dựa trên các giá trị độc đáo của điều kiện văn hóa xã hội của từng quốc gia thành viên.

Hội thảo quốc tế Chiang Mai 2024 do Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, ĐH Chiang Mai (Thái Lan), ĐH Nantes (Pháp) tổ chức.

Hội thảo quốc tế Chiang Mai 2024 do Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, ĐH Chiang Mai (Thái Lan), ĐH Nantes (Pháp) tổ chức.

Bài tham luận của ThS Nguyễn Xuân Mỹ Hiền (Giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh) và ThS Ngô Nguyễn Thảo Vy (Thư ký tòa soạn Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam) cũng cho rằng, dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới đã trở thành trọng tâm toàn cầu do gắn liền với dòng chảy thương mại hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, các mối quan tâm về quyền riêng tư đối với dữ liệu cá nhân và an ninh quốc gia được diễn giải khác trong pháp luật quốc gia và hiệp định quốc tế gây ra thách thức lớn cho tự do hóa dữ liệu trong khuôn khổ thương mại quốc tế. Đơn cử, EVFTA cho phép các bên áp dụng biện pháp để bảo vệ lợi ích công hợp pháp, bao gồm mục tiêu bảo vệ dữ liệu, nhưng quy định này gây khó khăn cho các quốc gia đang phát triển vì thiếu sự cụ thể trong việc chứng minh, khiến các quốc gia có thể lợi dụng để ban hành các rào cản pháp lý lẫn kỹ thuật gây ra hiệu ứng hạn chế thương mại, hạn chế dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới. Trong bối cảnh này, nhóm tác giả cho rằng, quy định mới về luồng dữ liệu dựa trên sự tin cậy (trust) như tại Hiệp định Đối tác Kỹ thuật số EU-Singapore (EUSDP) giúp giảm bớt gánh nặng hành chính và chi phí tuân thủ.

TS Nguyễn Thái Cường (Giảng viên Khoa Luật Dân sự), Lê Huỳnh Mai Tâm và Nguyễn Hoàng Minh Châu (cùng ở Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh) tiếp tục nhấn mạnh, sự khác biệt trong các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân giữa ASEAN và EU đặt ra những thách thức cho hợp tác và phát triển kinh tế giữa hai khối. Vai trò của các sáng kiến như Điều khoản Hợp đồng Mẫu của ASEAN (MCCs) trong việc tăng cường tin cậy và hợp tác giữa hai khối là rất quan trọng.

ThS Mạc Trang Anh (Công ty Luật IndoChina) nhận xét, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu và các nền tảng trực tuyến cung cấp nhiều cơ hội để phát triển kinh tế số nhưng cũng tạo ra các thách thức pháp lý, bao gồm quản lý luồng dữ liệu xuyên biên giới và tiêu chuẩn an ninh mạng.

Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo quốc tế Chiang Mai 2024.

Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo quốc tế Chiang Mai 2024.

ThS Ngô Nguyễn Thảo Vy đặt câu hỏi cho TS Nguyễn Thái Cường về khả năng Việt Nam nhận được chứng nhận tương thích (adequacy status) của EU khi Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực và dựa trên hình mẫu của GDPR. TS. Nguyễn Thái Cường trả lời rằng, nỗ lực thực thi Nghị định này là quan trọng để đạt được đầy đủ điều kiện của EU.

ThS Nguyễn Đào Phương Thúy nhận định, mỗi quốc gia ASEAN khác nhau có những đặc điểm khác nhau và việc thiết lập khuôn khổ chung của riêng ASEAN là cần thiết.

NCS Andréa Phonsavanh Simonnet (ĐH Nantes) cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 12/2022, chính phủ Indonesia đã bày tỏ quan ngại với EU đối với quy định chống phá rừng bằng cách hạn chế nghiêm ngặt việc nhập khẩu vào thị trường châu Âu các sản phẩm có nguồn gốc từ việc phá rừng trái phép.

Quy định này đã trực tiếp đe dọa tới việc xuất khẩu dầu cọ sang thị trường châu Âu, một sản phẩm nông nghiệp thiết yếu của nền kinh tế Indonesia và Malaysia. Thực tế, ngoài dầu cọ, quy định này cũng tác động đến sản xuất và xuất khẩu các tài nguyên nông nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế của khu vực như cà phê, ca cao và thậm chí là đậu nành. Sự thay đổi quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia phát triển trong khu vực ASEAN, cũng như thách thức việc thực hiện hợp tác phát triển với một số quốc gia kém phát triển hơn như Lào.

Bà cũng bày tỏ quan ngại về việc Châu Âu ghi nhận nhiều mối quan tâm và lợi ích khác nhau trong các hiệp định tự do thương mại và vì thế có xu hướng chính trị hóa vấn đề thương mại, phá vỡ nguyên tắc đồng thuận và đa phương với các đối tác.

Bài tham luận của ThS Lê Minh Nhựt, ThS Phùng Hồng Thanh và Nguyễn Xuân Thông nhận thấy rằng, thị trường carbon là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để các quốc gia ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Cả EU và Trung Quốc đều có cấu trúc pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho thị trường carbon và là các mô hình toàn cầu để thiết lập và phát triển chúng.

Nhóm tác giả đề xuất thiết lập và phát triển thị trường carbon bắt buộc và phân bổ lượng khí thải nhà kính, chuyển từ phương pháp cấp phép dựa trên lịch sử sang phương pháp đánh giá tiêu chuẩn và tiến tới đấu giá, bên cạnh xây dựng các quy định chặt chẽ và cụ thể về giao dịch quyền phát thải carbon.

Đọc thêm

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn
(PLVN) - Ngày 27/8, tại Đà Nẵng, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025- 2030” với sự tham gia của các chuyên gia và lãnh đạo Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng cùng các tỉnh Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định…

Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn Đà Nẵng

Quang cảnh tọa đàm

(PLVN) -  Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng, chiều 27/8, Sở Tư pháp thành phố phối hợp với Cục Phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức toạ đàm về tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tình hình thực hiện các quyết định của Thủ tướng chính phủ số: 407/QĐ-TTG ngày 30/3/2022; số 977 QĐ-TTG ngày 11/8/2022 tại thành phố Đà Nẵng.

Sở Tư pháp Bạc Liêu họp mặt kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Ngành Tư pháp

Sở Tư pháp Bạc Liêu họp mặt kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Ngành Tư pháp
(PLVN) - Mỗi năm, cứ vào tháng 8, lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Tư pháp Bạc Liêu lại có dịp cùng nhau ôn lại quá trình xây dựng và trưởng thành, phát huy những truyền thống vẻ vang, quý báu, khẳng định niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tăng cường phối hợp với các cơ quan triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu thành phần cấu tạo nên chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự

Một Hội nghị tập huấn do Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức
(PLVN) - Nhằm phấn đấu cải thiện chỉ số thành phần PCI để đạt được mục tiêu tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tư pháp Vĩnh Phúc đã tăng cường phối hợp với các cơ quan triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu thành phần cấu tạo nên chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Lâm Đồng: Cưỡng chế thi hành án thành công vụ việc phức tạp

Lâm Đồng: Cưỡng chế thi hành án thành công vụ việc phức tạp
(PLVN) - Sáng 22/8, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chi cục THADS huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã cưỡng chế giao tài sản thành công cho người được thi hành án là 270,5m2 đất. Đây là vụ việc phức tạp, người phải thi hành án liên tục chống đối cơ quan thi hành án.

Tọa đàm điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành năm 2024

Quang cảnh toạ đàm
(PLVN) -  Nhằm theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024, ngày 20/08, Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng phối hợp Đoàn Công tác liên ngành tổ chức Tọa đàm điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024.

Bạc Liêu: Nâng cao nghiệp vụ công tác xây dựng VBQPPL và công tác pháp chế

Bạc Liêu: Nâng cao nghiệp vụ công tác xây dựng VBQPPL và công tác pháp chế
(PLVN) - Ngày 22/8, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và công tác pháp chế cho gần 200 đại biểu là công chức phụ trách công tác pháp chế và công chức tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Đắk Nông: Đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải bảo đảm thực chất, tránh hình thức

Toàn cảnh buổi kiểm tra
(PLVN) -Ngày 19/08, Đoàn kiểm tra Bộ Tư pháp do Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên làm Trưởng đoàn đã phối hợp kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Nhân Cơ (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông).