Hội thảo với sự tham gia của các giáo sư, nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, như Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore… và các cơ sở giáo dục đại học đào tạo Luật ở Việt Nam.
Theo Ban tổ chức, hội thảo đã tiếp nhận 81 bài báo cáo của nhiều nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau; các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý trong nước, quốc tế. Điều này cho thấy, lịch sử pháp luật nói chung và lịch sử pháp luật châu Á nói riêng luôn luôn là chủ đề được quan tâm.
Hội thảo có các giáo sư, nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia trên thế giới tham dự như Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore… |
Dù trong hiện tại và tương lai các vấn đề lịch sử pháp luật nói chung và châu Á nói riêng vẫn luôn vận động và phát triển, đòi hỏi các nhà lý luận và thực tiễn tiếp tục nghiên cứu. Đây không chỉ là góc nhìn pháp luật mà còn mang yếu tố văn hoá, lịch sử, truyền thống, thể chế chính trị trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia.
Các nhà khoa học trình bày tại phiên 1 của chương trình hội thảo |
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường đại học Luật, Đại học Huế nhấn mạnh, sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý từ nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới tại hội thảo sẽ là cơ hội gặp gỡ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và khởi đầu cho sự hợp tác mới mang lại giá trị cao về khoa học.
Bên cạnh đó, hội thảo sẽ có nhiều trao đổi, tranh luận và góp ý khoa học có giá trị; qua đó tăng hiệu quả trong nghiên cứu, đào tạo về lịch sử pháp luật châu Á trong tương lai.
Hội thảo được tổ chức tại trường Đại học Luật, Đại học Huế |
Hội thảo được tổ chức trong 2 ngày 25 và 26/7, chia thành 10 phiên với 8 phiên theo nhóm chủ đề và 2 phiên toàn thể.