Hải Phòng: Tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho viên chức, người lao động, sinh viên nhà trường

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác PBGDPL tại trường Đại học Hải Phòng.
Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác PBGDPL tại trường Đại học Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 19/7, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do ông Nguyễn Văn Phúc – Thứ Trưởng Bộ GD&ĐT làm trưởng đoàn khảo sát, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP và Nghị định số 143/2013/NĐ-CP tại trường Đại học Hải Phòng.

Tham dự buổi làm việc có: bà Mai Thị Anh - Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ GD&ĐT) và các chuyên viên, chuyên viên cao cấp của Vụ; bà Tô Thị Thu Hà - Trưởng phòng Truyền thông chính sách, phổ biến giáo dục pháp luật, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp).

Báo cáo với Đoàn công tác, PGS.TS Bùi Xuân Hải – Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng cho biết, Đảng uỷ, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hải Phòng luôn coi trọng công tác tuyên truyền, PBGDPL cho viên chức, người lao động và người học, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có vai trò nền tảng đối với xây dựng nề nếp, kỷ cương để thực hiện nhiệm vụ chính trị, GD&ĐT.

Thời gian qua, Trường phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP tổ chức lớp, khoá bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức, người lao động; tổ chức các buổi sinh hoạt đầu khoá, ngoại khoá để phổ biến pháp luật cho các sinh viên ngay sau khi nhập học về các văn bản, quy định pháp luật mới liên quan đến sinh viên, quy chế công tác sinh viên, nội quy, quy định đối với người học…

PGS.TS Bùi Xuân Hải – Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng báo cáo với đoàn công tác.PGS.TS Bùi Xuân Hải – Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng báo cáo với đoàn công tác.

Về vấn đề giảng dạy học phần, cũng như các trường đại học khác, trường Đại học Hải Phòng cũng giảng daỵ môn pháp luật đại cương cho các sinh viên trong trường. Bên cạnh đó, trong các ngành đào tạo nhất định, trường cũng có các môn luật chuyên ngành liên quan giảng dạy kỹ hơn cho học viên.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo trường Đại học Hải Phòng, nguồn kinh phí cho công tác PBGDPL hiện nay còn hạn chế do trường là đơn vị được giao tự chủ chi thường xuyên, trong khi nguồn thu tài chính chủ yếu dựa vào học phí của sinh viên; mọi nguồn lực tài chính chủ yếu chi lương và các hoạt động dạy và học. Qua thực tiễn triển khai, tổ chức, nhà trường kiến nghị Bộ GD&ĐT cần có đề cương hướng dẫn nội dung tuyên truyền, PBGDPL cho các cơ sở giáo dục đại học; người làm công tác pháp chế trong các cơ sở giáo dục không bắt buộc phải là viên chức.

Bà Tô Thị Thu Hà - Trưởng phòng Truyền thông chính sách, phổ biến giáo dục pháp luật, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phát biểu tại buổi làm việc.

Bà Tô Thị Thu Hà - Trưởng phòng Truyền thông chính sách, phổ biến giáo dục pháp luật, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phát biểu tại buổi làm việc.

Đối với việc thực hiện Nghị định số 84 của Chính phủ, trường đã thực hiện đầy đủ các quy định về thời gian nghỉ hè, nghỉ phép của viên chức, người lao động; các chính sách học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách cho sinh viên theo quy định; phổ biến việc miễn giảm giá vé dịch vụ công cộng, hỗ trợ xác nhận cho người học để hưởng ưu đãi về dịch vụ công cộng…

Về khó khăn, vướng mắc tại Nghị định 84, theo lãnh đạo nhà trường, các cơ sở giáo dục tự chủ chi thường xuyên, tự chủ chi đầu tư trong bối cảnh hiện nay thì tỷ lệ phải trích 8% các nguồn thu học phí cho học bổng khuyến khích học tập là áp lực rất lớn đối với giáo dục đại học, nhất là từ ngày 1/7/2024, nhà nước tăng lương cơ sở lên 30%. Trong khi đó, trường Đại học Hải Phòng vẫn áp dụng mức thu học phí theo mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đào tạo công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên. Nhà trường đề xuất Bộ GD&ĐT phân định rõ nguồn học bổng khuyến khích học tập bố trí từ nguồn thu học phí đối với các trường đại học công lập. Đồng thời, xem xét tỷ lệ trích cho học bổng khuyến khích học tập của các trường được giao tự chủ phải thấp hơn một mức độ nhất định hoặc không áp tỷ lệ phần trăm.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Đối với việc thực hiện Nghị định số 143, trong quá trình triển khai thực hiện cho viên chức, người lao động đi học theo quy định, trường Đại học Hải Phòng gặp một số khó khăn: Không thu hồi được chi phí bồi hoàn đối với trường hợp thuộc đối tượng phải bồi hoàn chi phí đào tạo khi đối tượng không hợp tác; Chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp chưa thực hiện bồi hoàn chi phí đào tạo mà có đơn xin nghỉ việc, chưa hoàn thành thời gian đào tạo nhưng phải trở về nước vì lý do sức khoẻ.

Nhà trường cũng đề nghị Bộ GD&ĐT cần có quy định cụ thể đối với những trường hợp được cử đi đào tạo nhưng không hoàn thành khoá đào tạo, không thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan quản lý và không hợp tác để thực hiện các thủ tục bồi hoàn và trường hợp vì lý do sức khoẻ không hoàn thành khoá đào tạo nhưng có nguyện vọng trở về cơ quan quản lý tiếp tục công tác.

Đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các thầy cô trường Đại học Hải Phòng.

Đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các thầy cô trường Đại học Hải Phòng.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Phúc – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo của nhà trường cũng như việc nghiêm túc triển khai tuyên truyền phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của TP đến cán bộ, viên chức, người lao động và học viên trong nhà trường.

Thứ trưởng cũng lưu ý, với các văn bản nội bộ của nhà trường, việc tuyên truyền phổ biến không chỉ dừng lại ở các cấp lãnh đạo mà cần phải phổ biến tới giáo viên, viên chức, người lao động của nhà trường để thực hiện cho tốt. Và trong điều kiện hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học đang thực hiện tự chủ, việc thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản nội bộ ban hành nhiều là một thách thức lớn, cần hết sức lưu ý.

Đối với các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện thu hồi kinh phí liên quan đến Nghị định 143, Đoàn công tác đề xuất nhà trường có văn bản báo cáo cụ thể, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, hướng xử lý một cách phù hợp, thấu đáo và nhân văn.

“Những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và các kiến nghị, giải pháp của nhà trường sẽ là cơ sở, căn cứ để Đoàn tổng hợp báo cáo về Bộ GD&ĐT và Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương xem xét theo quy định”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho hay.

Đọc thêm

Chặt chẽ, công khai, minh bạch trong đấu giá tài sản trực tuyến

Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 5/9, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với sự chủ trì của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) -Chiều 5/8, Bộ Tư pháp tổ chức Họp Hội đồng thẩm định Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân
(PLVN) - Hơn 20 năm qua, luật sư (LS) Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã miệt mài với công tác “gieo” kiến thức pháp luật đến các đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách… trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh biên giới phía Bắc. Với LS Nguyễn Văn Hà, việc làm này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là đam mê.

Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua một dự thảo Luật. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Có thể coi các yêu cầu “dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán” như những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"

Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"
(PLVN) -  Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam,  Mặt trận đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực và chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội các chủ trương, chính sách về an sinh xã hội, các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Tuổi trẻ Bộ Tư pháp: Chủ động, tích cực học tập và làm theo lời Bác

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức lễ báo công và dâng hương tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thanh niên sự quan tâm sâu sắc, người cho rằng: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước.

Tập trung các vụ “đại án”, Thi hành án dân sự quyết tâm “về đích sớm”

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh (ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Năm 2024 là năm xét xử nhiều đại án, đồng nghĩa với việc các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) phải tập trung nguồn lực lớn để giải quyết. Thời gian công tác năm 2024 chỉ còn chưa đầy 1 tháng, do đó đây là thời điểm nước rút để đẩy nhanh việc thi hành các vụ án lớn, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường nhà nước

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Sáng 30/8, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

"Khi pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử, con người sẽ soi chiếu hành vi và điều chỉnh hành vi của mình"

"Khi pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử, con người sẽ soi chiếu hành vi và điều chỉnh hành vi của mình"
(PLVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 20230. Đ ể đạt đến các mục tiêu này, việc xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và toàn xã hội là rất quan trọng.

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

(PLVN) - Đây là nhận định của Tiến sĩ Samuel J. Juett - Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại buổi tập huấn "Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới" do Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức sáng nay, 30/8.