Quyết liệt ngăn chặn ngư dân khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài

Indonesia đánh chìm các tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu cá Việt Nam khai thác trái phép.
Indonesia đánh chìm các tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu cá Việt Nam khai thác trái phép.
(PLO) - Những năm gần đây, tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị lực lượng chức năng nước ngoài xua đuổi, bắt giữ có xu hướng gia tăng. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế mà đến cả tính mạng của ngư dân, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Theo thống kê của Bộ đội Biên phòng (BĐBP), từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2016, cả nước đã xảy ra 170 vụ/275 tàu cá với trên 2.000 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, ngăn chặn, đập phá, tịch thu tài sản. Trong đó, 3 vụ/4 tàu, 42 ngư dân bị tàu nước ngoài truy đuổi, dùng súng bắn  làm  chết 1, bị thương 3 người. Từ đầu năm 2017 đến nay đã xảy ra 119 vụ/204 tàu/1.635 ngư dân của các tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Bình Định, Khánh Hòa, Cà Mau, Bến Tre, Phú Yên, Bình Thuận, Hải Phòng, Tiền Giang bị nước ngoài bắt giữ, xử lý, ngăn chặn.

\Trong đó, tại vùng biển phía Nam, các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Brunei đã bắt giữ, xử lý 22 vụ/35 tàu/282 ngư dân Việt Nam. Tại vùng biển các quốc đảo ở Thái Bình Dương cũng ghi nhận ngư dân Việt Nam vi phạm, bị lực lượng chức năng các nước bắt giữ, xử lý.

Cụ thể, Australia bắt giữ, xử lý 3 vụ/4 tàu/59 ngư dân; Solomon 1 vụ/3 tàu/45 ngư dân; New Caledonia (lãnh thổ hải ngoại của Pháp) 4 vụ/6 tàu/90 ngư dân; Papua New Guinea 1 vụ/3 tàu/ 51 ngư dân. Đáng chú ý, thời gian gần đây, phía Pháp cho rằng các hoạt động đánh bắt hải sản trái phép của ngư dân Việt Nam tại vùng biển New Caledonia ngày càng tăng. Ngư dân Việt Nam sẵn sàng chạy trốn, thậm chí chống trả lực lượng chức năng khi bị truy đuổi. Trước tình hình này, chính quyền New Caledonia và lực lượng Hải quân Pháp đã được lệnh bắn chìm tất cả các tàu khai thác trái phép trong thời gian tới.

Theo đánh giá của Phòng Quản lý Biển, Bộ Tư lệnh BĐBP, tình hình tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép ở khu vực ASEAN giảm, đặc biệt là tại Thái Lan, Malaysia nhưng tăng lên ở khu vực các quốc đảo ở Thái Bình Dương và vùng biển chồng lấn với Indonesia. Lực lượng chức năng Indonesia nhiều lần truy đuổi, bắt giữ, sử dụng vũ khí bắn vào tàu cá, ngư dân Việt Nam tại khu vực vùng biển cách Bắc đường phân định thềm lục địa Việt Nam - Indonesia từ 12 hải lý, gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của ngư dân và làm phức tạp thêm tình hình, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Tình trạng ngư dân Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài đã gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, tác động xấu đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường thế giới. Để ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, Tư lệnh BĐBP đã chỉ thị Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh, thành tuyến biển và các hải đoàn tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ thị, công điện của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần thường xuyên trao đổi thông tin, tình hình với các lực lượng Hải quân, Cảnh sát Biển, Kiểm ngư... để phối hợp kiểm tra, giám sát, quản lý các tàu cá hoạt động trên các vùng biển, nhất là các tàu cá hoạt động ở vùng biển tiếp giáp với nước ngoài. Phối hợp với các lực lượng nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các chủ tàu cá và ngư dân Việt Nam sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.

Trong thời gian tới, các đơn vị BĐBP tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân nắm được các quy định của pháp luật trong hoạt động thủy sản của Việt Nam, quốc tế và các nước có tàu cá ngư dân Việt Nam vi phạm; đồng thời, hướng dẫn cho ngư dân biết ranh giới vùng biển Việt Nam với các nước, nhất là các khu vực chưa phân định, chồng lấn, nhạy cảm.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần tăng cường tuyên truyền trực tiếp cho các phương tiện tàu cá hoạt động khai thác hải sản xa bờ. Trước khi tàu ra biển hoạt động, yêu cầu chủ phương tiện, thuyền trưởng phải viết cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không đưa tàu cá và ngư dân sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép và thường xuyên duy trì thông tin liên lạc với lực lượng chức năng Việt Nam.

Thực tế, trong số tàu cá, ngư dân Việt Nam bị nước ngoài xua đuổi, bắt giữ, đánh đập, có không ít tàu cá, ngư dân đang hành nghề ở vùng biển chồng lấn, vùng biển chưa phân định, thậm chí ở vùng biển nước ta. Do đó, Chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy quá trình đàm phán phân định vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam với các nước; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các nước trong trao đổi thông tin, xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động nghề cá trên biển. Đối với vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia, hai nước cần sớm đàm phán thống nhất về hoạt động khai thác hải sản, phương thức kiểm soát, các chế tài áp dụng chung cho các hành vi vi phạm về đánh bắt hải sản, góp phần giữ vững chủ quyền và củng cố mối quan hệ giữa hai nước. 

Tin cùng chuyên mục

Đoàn kiểm tra 1477 của Ban Bí thư làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao. (Ảnh: TTXVN)

Công tác xây dựng Đảng tại Bộ Ngoại giao đạt nhiều kết quả quan trọng

(PLVN) - Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng làm Trưởng đoàn vừa làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.