"Quyết định lịch sử" đưa Pháp lên mây, khiến Nhật tiếc hùi hụi

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Ảnh: AFP
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Ảnh: AFP
(PLO) - Nhà thầu hải quân Pháp DCNS ngày 25/4 đã giành được gói thầu thiết kế và thi công thế hệ tàu ngầm mới bao gồm 12 tàu có tổng giá trị lên đến 40 tỉ USD của Australia.

Theo AFP, tuyên bố của Thủ tướng Malcolm Turnbull được đưa ra trong khuôn khổ kế hoạch thay thế đội tàu ngầm già cỗi chạy bằng diesel và điện lớp Collins dự kiến sẽ hết vòng đời sử dụng vào khoảng năm 2026 của nước này.

Theo hợp đồng được đánh giá là một trong những hợp đồng quốc phòng lớn hấp dẫn nhất thế giới hiện nay, nhà thầu DCNS sẽ đóng 12 “tàu hải quân hiện đại nhất thế giới được xây dựng” cho hải quân Australia.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ca ngợi quyết định của giới chức Australia là một quyết định lịch sử. “Nó đánh dấu một bước tiến quyết định trong quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước” – văn phòng ông Hollande trong một tuyên bố nhấn mạnh.

Theo Reuters, trước khi tuyên bố trên được đưa ra, Tập đoàn Mitsubishi và Tập đoàn ThyssenKrupp Đức cũng đã đấu thầu gói thầu này. Trong đó, trong suốt thời gian qua, Nhật Bản vẫn được xem là ứng viên hàng đầu. Hồi tháng 11 năm ngoái, Tokyo tuyên bố việc nước này giành được gói thầu đóng tàu cho chính phủ Australia sẽ giúp tăng cường an ninh khu vực. Một số quan chức cấp cao của Mỹ, trong đó có cựu Thứ trưởng Richard Armitage cũng lên tiếng ủng hộ Nhật Bản.

Australia đang đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng nhằm bảo vệ các lợi ích chiến lược và thương mại của nước này ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hồi đầu tháng, tờ The Australian dẫn lời các quan chức Mỹ ủng hộ Nhật Bản không chỉ vì chất lượng của các tàu ngầm Nhật mà còn vì sự phát triển của quan hệ hợp tác chiến lược, hàng hải giữa Canberra, Washington và Tokyo trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo Reuters, với Australia, việc hợp tác với Nhật Bản có nguy cơ khiến đối tác thương mại hàng đầu của nước này là Trung Quốc nổi giận. Ông Paul Burton – Giám đốc bộ phận ngân sách và công nghiệp quốc phòng tại IHS Jane’s – cho biết việc Nhật Bản không giành được hợp đồng đóng tàu nói trên là việc đáng ngạc nhiên nếu nhìn từ khía cạnh chiến lược. Nhưng, ông cho rằng nhà thầu Nhật Bản hiện chưa có nhiều kinh nghiệm “chào hàng” như nhà thầu của Pháp.

Còn ở tại Australia, các nhà quan sát trước đây cho rằng quyết định về thỏa thuận đóng tàu ngầm của Australia sẽ được đưa ra vào cuối năm nay. Song, việc nước này sẽ tiến hành tổng tuyển cử vào ngày 2/7 tới đã thúc đẩy Thủ tướng Turnbull đẩy nhanh tiến trình thực hiện gói thầu nhằm giành được sự ủng hộ của các cử tri. Bởi, hợp đồng này sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn việc làm trong ngành công nghiệp đóng tàu ở Nam Australia, nơi lá phiếu của các cử tri sẽ đóng vai trò quan trọng quyết định cơ hội tái cử của chính phủ hiện nay.

“Trong dự án đóng tàu ngầm này, các công nhân Australia sẽ thực hiện việc xây dựng các tàu ngầm của Australia bằng thép do người Australia sản xuất” – ông Turnbull tuyên bố.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã miêu tả quyết định của giới chức Australia là điều đáng tiếc, đồng thời cho biết sẽ yêu cầu phía Australia giải thích lý do thiết kế của nhà thầu của Nhật không được chọn.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.