Nữ hoàng Anh đã tránh những bộ trang phục sặc sỡ bình thường của mình để mặc trang phục màu đen, u ám trong suốt hai tuần để tang chồng bà - Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh, vừa qua đời ngày 9/4.
Và, theo thông lệ, toàn bộ gia đình hoàng gia sẽ tuân theo quy định nghiêm ngặt về trang phục trong lễ tang Hoàng thân Philip hôm nay – 17/4 - lễ tang hoàng gia đầu tiên ở Anh kể từ khi Thái hậu qua đời vào năm 2002.
Theo phát ngôn viên của Cung điện Buckingham, phụ nữ sẽ mặc trang phục màu đen dài đến đầu gối và đội mũ trong khi nam giới sẽ mặc áo khoác dài màu đen có gắn huy chương. Trong tang lễ Hoàng thân, lần đầu tiên phá vỡ truyền thống khi không có thành viên nào trong gia đình mặc quân phục, tránh tình huống khó xử vì Hoàng tử Harry đã bị tước tước vị khi từ chức hoàng gia.
Ngay cả trong thời điểm đau buồn, người ta vẫn chú ý đến cách các thành viên hoàng gia giải thích quy tắc ăn mặc, có từ hàng trăm năm trước và đã thay đổi theo thời gian.
Quy định về trang phục trong lễ tang của hoàng gia từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự đau buồn và quyền quý. Trong ảnh, Nữ hoàng Elizabeth II đội khăn che mặt dài sau khi cha bà - Vua George VI - qua đời. Ảnh: Daily Mirror. |
Năm 1982, những bức ảnh của Công nương Diana tại đám tang của Công nương Monaco Grace Kelly cho thấy, bà đội chiếc mũ che kín mặt, váy đen dài tay có cổ và vòng cổ trái tim - một sự lựa chọn thích hợp mà vẫn thể hiện phong cách thời trang vốn có của bà.
Diana, Công nương xứ Wales, trong đám tang của Công nương Grace của Monaco vào ngày 18/9/1982. Nguồn: Anwar Hussein / Getty Images |
Được chụp trong đám tang của chính Công nương xứ Wales vào năm 1997, hình ảnh đau lòng của Hoàng thân Philip, Hoàng tử William, anh trai của Diana là Charles Spencer, Hoàng tử Harry và Thái tử Charles đi sau quan tài trong bộ vest tối màu là một trong những bức ảnh được tham khảo nhiều nhất trong lịch sử hoàng gia đương đại, và đây cũng là biểu tượng của trang phục tang lễ hoàng gia hiện đại.
Hoàng thân Philip, Hoàng tử William, anh trai của Diana là Charles Spencer, Hoàng tử Harry và Thái tử Charles đi sau quan tài Công nương Diana trong bộ vest tối màu. |
Năm 1938, sau cái chết của bà nội Nữ hoàng Elizabeth II, Nữ bá tước Strathmore, một bức ảnh cho thấy mẹ của Nữ hoàng mặc một chiếc váy trắng do Norman Hartnell thiết kế.
Mẹ của Nữ hoàng Elizabeth II - Nữ bá tước Strathmore - mặc tang phục màu trắng trong đám tang bà nội Nữ hoàng. |
Nhưng không ai có ảnh hưởng đến tang phục hơn Nữ hoàng Victoria. Sau cái chết bất ngờ của chồng là Hoàng tử Albert vào năm 1861, Nữ hoàng đã rất công khai bày tỏ nỗi buồn của mình bằng cách mặc đồ đen mỗi ngày trong suốt 4 thập kỷ cho đến khi bà qua đời. Theo các chuyên gia trang phục, chính Nữ hoàng Victoria là người đã giúp hệ thống hóa các sắc thái của tang phục.
Chiếc váy "bán tang" được Nữ hoàng Victoria mặc 33 năm sau khi Hoàng tử Albert qua đời. Nguồn: Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan |
Trong thời đại Victoria, "ngay cả những chi tiết thực sự nhỏ của tang phục cho biết bạn đang ở giai đoạn tang lễ nào. Điều đó cho thấy sự giàu có và địa vị của người mặc, cũng như bí quyết xã hội để hiểu tất cả các quy tắc.
Theo chuyên gia trang phục Strasdin, trong một năm và một ngày, các góa phụ phải mặc trang phục tang chế, được gọi là "cỏ dại của góa phụ", bao gồm vải crepe đen mờ. Khi nỗi đau dần phai nhạt, màu sắc và các loại vải khác có thể được từ từ giới thiệu lại. Cuối cùng, trong sáu tháng cuối cùng của khoảng thời gian hai năm rưỡi, quần áo "bán tang" có thể được mặc với màu trắng, xám, vàng nhạt hoặc các sắc độ của hoa cà hoặc hoa oải hương. Đôi khi chúng là một màu tím rực rỡ - triển lãm "Death Becomes Her" trưng bày một chiếc áo choàng như vậy bằng len đan chéo và nhung lụa, với phần vai táo bạo, đường viền màu đen và các chi tiết trắng và vàng tinh xảo.
Trải qua nhiều thập kỷ, truyền thống tủ quần áo tang dài không thực tế đã lỗi thời, nhưng ảnh hưởng của Victoria vẫn còn hiện hữu trong các thời kỳ hoàng gia hiện đại, từ màu sắc khắc khổ đến sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc ăn mặc.