Thông tư gồm 8 chương, 35 điều, quy định một số nội dung chính về lập, phê duyệt kế hoạch xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng (TCVN/QS), Tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng (TCQS), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng (QCVN/BQP); trình tự, xây dựng, thẩm định, ban hành; hồ sơ, kỹ thuật trình bày các tiêu chuẩn, quy chuẩn trên; rà soát,
sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, thông báo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quân sự, quốc phòng; kinh phí xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị…
Theo đó, yêu cầu chung trong xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng đối với vũ khí, trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng trong các trạng thái mua sắm, nhập khẩu, sản xuất, sửa chữa, cải tiến và đang khai thác sử dụng; các hoạt động dịch vụ liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo về bí mật QS,QP, an toàn, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, quyền và lợi ích của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Đồng thời, phải tuân thủ nguyên tắc làm việc đồng thuận trên cơ sở thảo luận công khai, dân chủ của các cơ quan, đơn vị liên quan; dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển của Quân đội...; ưu tiên xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo nhóm các đối tượng tương đồng về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong Quân đội và quốc gia…
Thông tư 25 sẽ thay thế Thông tư số 95/2008/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và Thông tư số 282/2010/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi một số điểm của Thông tư số 95/2008/TT-BQP.