"Thử mùi" tủi nhục của "trai quê" bị "bán thân" ở TP HCM

Ký xong hợp đồng "bán thân", phóng viên lại được hộ tống lên phòng chờ xe. Nằm bên cạnh vẫn là người đàn ông được giao nhiệm vụ "giám sát mục tiêu"...

[links()]Sau khi xâm nhập trung tâm “đầu ra” của tổ chức “buôn bán người lao động”, vài tiếng đồng hồ sau đó, tại TP HCM, một nhóm phóng viên khác quyết định thâm nhập địa điểm là đầu “vào” của đường dây.

Vừa bước chân vào đã bị “cướp” chứng minh nhân dân

Trưa nắng chói chang, một nam phóng viên quần bò bạc màu, chân lếch thếch dép lào, tay xách bịch nilon đựng quần áo tìm đến trung tâm môi giới việc làm Mưa Sao Băng nằm gần bến xe An Sương (quận 12). Đây chính là nơi đầu tiên nạn nhân Tú được tư vấn việc làm, sau khi hứa hẹn công việc ở Đồng Nai thì chở thẳng lên Lâm Đồng.

Đối tượng “tư vấn lao động” ở “đầu vào” Sài Gòn
Đối tượng “tư vấn lao động” ở “đầu vào” Sài Gòn.

Văn phòng môi giới này rộng chừng 10m2, lại tận dụng vừa môi giới việc làm, vừa... cầm đồ. Bộ phận “tuyển dụng lao động” chỉ có một cái bàn gỗ và mấy chiếc ghế nhựa để tiếp khách, ngoài ra không có vật dụng khác. Người đàn ông chừng 40 tuổi hất hàm hỏi thanh niên "nhà quê":

- Xin việc hả?

- Vâng

- Bỏ chứng minh nhân dân đây coi nào.

Vừa cầm chứng minh nhân dân, người đàn ông bỏ ngay vào túi áo ngực. Sau đó anh ta mới thông báo hiện ở TP HCM đang cần người bốc vác và nhuộm vải, lương tháng 6 triệu đồng nhưng làm không tính thời gian, cứ có việc là làm.

Phóng viên đóng vai người xin việc năn nỉ: "Làm thế thì suốt ngày không có ngày nghỉ, anh cho em làm công việc đi đây đi đó nhẹ nhẹ mà lại được nghỉ". Người tư vấn gật đầu, yêu cầu khách lên xe để chở đến trung tâm có công việc "nhẹ nhàng mà lại được nghỉ".

Người đàn ông chở nam phóng viên đến địa điểm nằm ngay chân cầu vượt An Sương. Địa điểm này có tên Công ty TNHH cung ứng việc làm Phước Tiến, cũng chỉ có một bàn gỗ và vài cái ghế nhựa xếp xung quanh. Người của Mưa Sao Băng trao cho người ở văn phòng này chứng minh nhân dân của phóng viên.

Người xin việc được một người đàn ông to béo, mặc quần soóc kẻ, lộ nhiều sẹo trên đùi và tay tiếp chuyện. Người này tư vấn: "Đi bón phân và làm rẫy cà phê ở Lâm Đồng, công việc nhẹ nhàng, nghỉ cuối tuần, ngày mưa cũng được nghỉ".

Hợp đồng miệng được thiết lập ngay sau đó, lương tháng hứa hẹn 2,5 triệu đồng. Người xin việc bị yêu cầu ký biên lai dịch vụ 200.000 đồng. Nghe thắc mắc: "Sao bảo tư vấn miễn phí mà vẫn thu tiền", người đàn ông to béo cười nhạt: "Tiền giấy mực đó mà".

Suốt quá trình làm việc, ngoài người tư vấn mặc quần cộc, trong phòng lúc nào cũng có người đàn ông khác bộ mặt lầm lì, từ đầu đến cuối không hề nói câu nào, chỉ ngồi chằm chằm nhìn khách. Ba giờ chiều, người đàn to béo thông báo: "Ngồi chờ đến 5h chiều có xe đón đi ăn cơm", rồi nhét chứng minh nhân dân của người xin việc vào túi, bỏ đi.

Phóng viên đành ôm bọc quần áo ngồi chờ, bên cạnh lúc nào cũng là người đàn ông mặt mày đăm đăm, không nói một lời nhưng luôn quan sát mọi hành động của người xin việc.

Bên ngoài văn phòng, 2 - 3 thanh niên khác lảng vảng, nhất cử nhất động đều được các “camera sinh học” ghi lại.

Nhập vai “nô lệ”, nếm mùi cơ cực

Hai tiếng đồng hồ sau đó, phóng viên được một người thanh niên khoảng hơn 20 tuổi đón đi ăn cơm. Trước khi ăn người này dặn "anh sẽ trả tiền cơm, nhưng nếu uống nước thì em phải trả tiền". Suất cơm có giá 15 ngàn đồng.

Cơm nước xong, phóng viên được đưa về một khách sạn tư nhân cách cầu vượt An Sương khoảng 1 km về hướng cầu Tham Lương. Tại đây người đi cùng lấy một phòng giá 50.000 đồng, “hộ tống” phóng viên nhập vai lên trên đó, chờ 11h đêm sẽ có xe đến đón đưa đi Lâm Đồng.

Tuy gọi tên là “khách sạn”, nhưng phòng ốc ở đây bẩn kinh hoàng, khách thuê chẳng thấy đâu, chỉ thấy những thanh niên thành phần bất hảo lượn lờ khắp nơi. Từ lúc về khách sạn, phóng viên được người đàn ông đưa đi ăn bám sát như hình với bóng. Hai người ở chung phòng một giường.

Tám giờ tối, phóng viên được gọi xuống làm việc với người tư vấn lúc chiều. Vẫn mặc chiếc quần sooc kẻ, anh ta đưa một hợp đồng cho người lao động với nội dung: "Người lao động phải cam kết làm trong sáu tháng thì không mất phí dịch vụ, nếu làm dưới sáu tháng mà bỏ việc thì phải trả 1,050 triệu đồng dịch vụ".

Sau khi đi xin việc, phóng viên bị nhốt trong phòng, luôn có người kè kè canh giữ
Sau khi đi xin việc, phóng viên bị nhốt trong phòng, luôn có người kè kè canh giữ

Bị đòi giải thích, người này nói đó là phí dịch vụ cộng với tiền ăn, ở, tiền xe... Phóng viên đề nghị xin bản photocopy của hợp đồng. Đối tượng ngần ngừ một lúc rồi điện thoại cho một người nào đó hỏi ý kiến. Họ nói chuyện với nhau một hồi, cuối cùng đồng ý.

Ký xong hợp đồng "bán thân", phóng viên lại được hộ tống lên phòng chờ xe. Nằm bên cạnh vẫn là người đàn ông được giao nhiệm vụ "giám sát mục tiêu".

Lấy cớ xin ra ngoài mua thuốc lá, người này bảo "bỏ tiền đây tui đi mua cho". Sau những câu chuyện phiếm lấy lòng tin, người canh gác cởi mở hơn.

Anh ta cho biết tên là Tâm, người Khánh Hòa, được công ty nhận vào làm việc ở đây mức lương 1,8triệu đồng/tháng. Công việc hàng ngày chỉ có đưa người lao động đi ăn, sau đó canh giữ cho đến khi áp tải được họ lên xe là hết việc. Tâm cho biết thêm: "Cơ sở tôi “tốt”, chứ mấy chỗ khác, trái ý là nó đánh cho tàn phế luôn".

10h30, chỉ còn một tiếng đồng hồ nữa là xe đến, nam phóng viên "giở trò" đánh bài "chuồn". Những cuộc điện thoại tới tấp đến gọi về, “người xin việc” nhăn nhó: "Anh ơi, bạn em xin được việc cho em ở Sài Gòn rồi, em không đi nữa được không?".

Thông tin thay đổi được cấp báo cho “tổng chỉ huy” là người tư vấn hồi chiều. Đối tượng cấp tốc đến khách sạn, vừa đụng mặt người "đảo ngũ", đối tượng hùng hổ: "Mày muốn giỡn hả, từ chiều đến giờ làm mất bao nhiêu thời gian của bọn ông".

Sau khi năn nỉ gọi gia đình đến chuộc tiền, các đối tượng đồng ý cho chuộc người với giá 300 ngàn đồng. 23h đêm, được “người nhà” đến năn nỉ van xin đóng tiền, nam phóng viên thoát khỏi "động quỷ", sau gần 10 tiếng đồng hồ được "bảo vệ" kè kè bên cạnh miễn phí.

Kỳ tiếp theo, Xa lộ Pháp luật sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về cuộc sống của những người rơi vào ổ buôn người đã phải làm việc, sống khổ sở như thế nào, bỏ trốn lên xe ô tô bị bắt lại…

Theo Xa lộ pháp luật

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.