Thủ tướng Nhật bị chỉ trích vì bê bối đánh bạc của công tố viên cao cấp

Ông Hiromu Kurokawa, về nhà ở Tokyo vào ngày 21/5/2020, sau khi đề nghị từ chức vì vụ bê bối đánh bạc. Ảnh: KyodoNews
Ông Hiromu Kurokawa, về nhà ở Tokyo vào ngày 21/5/2020, sau khi đề nghị từ chức vì vụ bê bối đánh bạc. Ảnh: KyodoNews
(PLVN) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bị chỉ trích nặng nề sau khi công tố viên xếp hạng cao thứ hai của nước này, người được Thủ tướng ủng hộ, tuyên bố từ chức vì đi chơi cờ bạc với các phóng viên khi Nhật đang áp dụng tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19.

Vụ đánh bạc của ông Hiromu Kurokawa - công tố viên xếp hạng cao thứ hai của Nhật, lần đầu tiên bị phanh phui trên tạp chí hàng tuần Shukan Bunshun. Theo thông tin này, ông Kurokawa chơi mạt chược với 3 phóng viên (của 2 tờ nhật báo lớn Sankei Shimbun và Asahi Shimbun) vào ngày 1 và 13/5, khi Nhật đang áp dụng tình trạng khẩn cấp, yêu cầu phong tỏa và giãn cách xã hội trên toàn quốc để tránh lây lan virus corona.

Ông Kurokawa có thể phải đối mặt với cáo buộc hình sự với mức phạt có thể lên tới 500.000 yên (4.600 USD) vì luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm đánh bạc trái phép.

Hai tờ Sankei ShimbunAsahi Shimbun đã lên tiếng xin lỗi về vụ bê bối liên quan đến phóng viên của họ và có bài thừa nhận, "phóng viên của họ chơi mạt chược để kiếm tiền". Tờ Asahi Shimbun cũng xác định ông Kurokawa đã tham gia chơi cùng các phóng viên này.

Các nhà lập pháp đối lập khẳng định Thủ tướng Shinzo Abe và Bộ trưởng Tư pháp Masako Mori phải chịu trách nhiệm về vụ bê bối liên quan đến ông Hiromu Kurokawa.

Ông Hiromu Kurokawa dự kiến sẽ là Tổng Chưởng lý tương lai của Nhật Bản đã phải từ chức vì bê bối đánh bạc. Ảnh: thehindu
 Ông Hiromu Kurokawa dự kiến sẽ là Tổng Chưởng lý tương lai của Nhật Bản đã phải từ chức vì bê bối đánh bạc. Ảnh: thehindu

Ông Hiromu Kurokawa được Nội các của Thủ tướng Abe tái bổ nhiệm vị trí Trưởng Văn phòng Công tố viên cao cấp Tokyo ở tuổi 63 - tuổi nghỉ hưu của các công tố viên. Giới quan sát chính trị Nhật cho rằng, quyết định này là nhằm chuẩn bị cho ông kế nhiệm vị trí Tổng Chưởng lý Nhật Bản vào tháng 7 này. 

Động thái này đã gây ra một phản ứng dữ dội của công chúng, bao gồm các cuộc biểu tình hiếm hoi của những người nổi tiếng trên Twitter, do lo ngại điều này sẽ cản trở sự phân chia quyền lực giữa cơ quan hành pháp và tư pháp.

Các nhà phê bình cho rằng, việc ông  Hiromu Kurokawa vẫn được tại vị khi đã đến tuổi nghỉ hưu có khả năng vi phạm luật về các công tố viên. Tuy nhiên, hiện Chính phủ và liên minh cầm quyền đang tìm cách sửa đổi luật để cho phép tăng tuổi nghỉ hưu của công tố viên cấp cao lên 66.

Trong khi bị chỉ trích nặng nề về bê bối của Tổng Chưởng lý tương lai, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố "không có ý định lùi bước" vì "tôi đã được giao nhiệm vụ ngăn chặn sự lây lan của virus corona và bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của người dân, cũng như việc làm và doanh nghiệp" - ông Abe nói với một ủy ban quốc hội.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.