Thảm họa lở núi băng Himalaya làm vỡ đập ở Ấn Độ, 150 người chết và mất tích

Một trận lũ lớn với nước, bùn và các mảnh vỡ chảy tại Chamoli, bang Uttarakhand. Ảnh: AP
Một trận lũ lớn với nước, bùn và các mảnh vỡ chảy tại Chamoli, bang Uttarakhand. Ảnh: AP
(PLVN) - Khoảng 150 người được cho là đã thiệt mạng hoặc vẫn còn mất tích ở miền bắc Ấn Độ sau khi một sông băng ở Himalaya bị lở xuống, phá vỡ một con đập gây nên lũ lụt, buộc các ngôi làng ở hạ lưu phải sơ tán, Reuters đưa tin.

Thảm họa xảy ra vào sáng sớm Chủ nhật – 7/2. Ông Om Prakash, Chánh văn phòng bang Uttarakhand, nơi xảy ra vụ việc, cho biết: “Con số thực tế vẫn chưa được xác nhận, nhưng 100 đến 150 người đã chết hoặc mất tích.”

Một nhân chứng cho biết , bức tường bụi, đá và nước  khổng lồ đã xuất hiện khi một trận tuyết lở ầm ầm đổ xuống thung lũng sông.

Ông Sanjay Singh Rana, sống ở thượng nguồn của làng Raini, cho biết: “Nó đến rất nhanh, không kịp báo cho ai cả. Tôi tưởng chúng tôi cũng sẽ bị cuốn trôi."

Nhân viên Quỹ ứng phó thảm họa chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ ở bang Srinagar, Uttarakhand. Ảnh: AFP / Getty Images
 Nhân viên Quỹ ứng phó thảm họa chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ ở bang Srinagar, Uttarakhand. Ảnh: AFP / Getty Images

Người dân địa phương lo ngại rằng những người làm việc tại một dự án thủy điện gần đó đã bị cuốn trôi, cùng với những người dân kiếm củi hoặc chăn thả gia súc gần song. Rana nói. "Chúng tôi không biết có bao nhiêu người mất tích."

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết ông đang theo dõi chặt chẽ tình hình. “Ấn Độ cùng Uttarakhand và cả nước cầu nguyện cho sự an toàn của mọi người ở đó,” ông viết trên Twitter.

Đoạn phim được người dân địa phương chia sẻ cho thấy nước cuốn trôi các bộ phận của con đập cũng như bất cứ thứ gì khác trên đường đi của nó.

Đoạn phim được người dân địa phương chia sẻ cho thấy nước cuốn trôi các bộ phận của con đập cũng như bất cứ thứ gì khác trên đường đi của nó.

Theo Chính phủ liên bang, lực lượng không quân của Ấn Độ đã sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, trong khi Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah cho biết các đội ứng phó thảm họa đang được điều động đến để giúp cứu trợ và cứu hộ.

Bang lân cận Uttar Pradesh - bang đông dân nhất của Ấn Độ, cũng đặt các khu vực ven sông trong tình trạng báo động cao.

“Dòng chảy của sông Alaknanda đoạn bên ngoài Nandprayag đã trở nên bình thường,” thủ hiến bang Uttarakhand, Trivendra Singh Rawat, viết trên Twitter, “Mực nước sông hiện cao hơn bình thường 1m nhưng dòng chảy đang giảm dần”.

Các video trên mạng xã hội, mà Reuters không thể xác minh ngay lập tức, cho thấy nước dâng qua một đập nhỏ, cuốn trôi các thiết bị xây dựng.

Các video trên mạng xã hội, mà Reuters không thể xác minh ngay lập tức, cho thấy nước dâng qua một đập nhỏ, cuốn trôi các thiết bị xây dựng.

Bang Uttarakhand nằm trên dãy Himalaya là nơi dễ xảy ra lũ quét và lở đất. Vào tháng 6/2013, lượng mưa kỷ lục đã gây ra lũ lụt kinh hoàng cướp đi sinh mạng của gần 6.000 người nơi đây.

Thảm họa đó được các phương tiện truyền thông gọi là “sóng thần Himalaya” do các dòng nước xả xuống từ trên núi, làm bùn và đá đổ xuống, vùi lấp nhà cửa và cuốn trôi các tòa nhà, đường xá và cầu cống.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.