Dịch Covid-19 sáng ngày 22/10: Một tình nguyện viên thử vắc-xin ngừa Covid-19 tử vong ở Brazil

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong 1 ngày qua, thế giới ghi nhận 398.213 trường hợp mắc Covid-19 và 6.121 ca tử vong, tăng mạnh với với 1 ngày trước. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 41,4 triệu người.

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến sáng ngày 22/10, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 41.455.915 triệu trường hợp, trong đó có 1.135.598 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 30.850.866 trường hợp. Dịch bệnh ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Danh sách 5 quốc gia đứng đầu bảng thống kê dịch bệnh Covid-19 gồm Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga và Tây Ban Nha.

Nửa triệu người Tây Ban Nha mắc Covid-19 chỉ trong 1 tháng rưỡi

Số liệu của Bộ Y tế Tây Ban Nha cho thấy tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này là 1.005.295 trong ngày 21/10, tăng 16.973 so với ngày hôm trước. Số người tử vong tăng 156 lên 34.366 người.

Theo Hãng tin Reuters, tổng số người nhiễm Covid-19 tại Tây Ban Nha đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 6 tuần bất chấp một loạt các biện pháp ngày càng nghiêm ngặt để kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Tỉ lệ lây nhiễm đã tăng tốc kể từ cuối tháng 8 vừa qua, thường xuyên trên 10.000 ca nhiễm mới mỗi ngày và kỷ lục hơn 16.000 hồi tuần trước. Do đó, theo Reuters, không mất quá lâu để Tây Ban Nha trở thành nước Tây Âu đầu tiên có tổng số ca mắc Covid-19 trên 1 triệu người.

Phó thủ tướng Czech nhiễm Covid-19

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Cộng hòa Czech Jan Hamacek vừa nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.

Chính trị gia 41 tuổi này hiện cũng là Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội, đối tác cấp dưới trong liên minh cầm quyền và là người đứng đầu Ủy ban Khủng hoảng điều phối các nỗ lực hậu cần đối phó đại dịch Covid-19.

Trước đó, các ngoại trưởng của Áo và Bỉ cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 sau khi tham dự một cuộc họp với các đồng nghiệp trong Liên minh châu Âu.

Một tình nguyện viên thử vắc-xin ngừa Covid-19 tử vong ở Brazil

Cơ quan giám sát y tế quốc gia Brazil (Avisa) đã thông báo, một tình nguyện viên trong quá trình thử lâm sàng vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford đã tử vong.

Nạn nhân là một nam tình nguyện viên, 28 tuổi, sống tại thành phố Rio de Janeiro. Người này đã tử vong do các biến chứng của Covid-19.

 Cơ quan giám sát y tế quốc gia Brazil đã từ chối cung cấp thêm thông tin do quy định bảo mật thông tin của những người tham gia thử nghiệm. AstraZeneca đã từ chối bình luận về vụ việc này. Tuy nhiên, Đại học Oxford đã xác nhận thông tin sẽ tiếp tục quá trình thử nghiệm sau khi tiến hành đánh giá cẩn thận và không nhận thấy lo ngại nào về sự an toàn của quá trình thử nghiệm.

Trong khi đó, Đại học liên bang Sao Paulo, vốn giúp điều phối các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 ở Brazil cho biết, nạn nhân là một công dân Brazil. Phát ngôn viên của trường đại học này cũng cho hay, một ủy ban rà soát độc lập sẽ đưa ra quyết định liệu các cuộc thử nghiệm có được tiếp tục hay không. Ủy ban này sẽ bao gồm các thành viên không phải thuộc AstraZeneca, các trường đại học ở Brazil hay Trung tâm nghiên cứu y sinh FioCruz, nơi dự kiến sản xuất vaccine ngừa Covid-19 ở Brazil.

Hiện đã có 8.000 người tình nguyện tham gia quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Brazil và những người này đã được tiêm 1 hoặc 2 liều vaccine đầu tiên ở 6 thành phố ở Brazil.

Cổ phiếu của AstraZeneca đã giảm 1,8% sau thông tin có tình nguyện viên tử vong.

Đọc thêm

Italia cảnh báo việc đưa binh sỹ vào Ukraine

Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani.
(PLVN) - Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani cảnh báo việc triển khai binh sỹ của NATO tới các chiến trường ở Ukraine có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu, thực chất là một Chiến tranh thế giới thứ III.

Đề nghị Croatia vận động 10 nước EU còn lại sớm phê chuẩn EVIPA

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu của Croatia Frano Matusic .
(PLVN) - Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cảm ơn Croatia là một trong những nước thành viên EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA); đề nghị phía Croatia vận động 10 nước EU còn lại sớm phê chuẩn EVIPA; ủng hộ Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam.