Chuyên gia Đức: Nước thải có thể là chìa khóa để ngăn chặn sự bùng phát dịch COVID-19

Các nhà khoa học Đức hy vọng có thể cảnh báo sớm ổ dịch COVID-19 thông qua phân tích nước thải.  Ảnh: CNN
Các nhà khoa học Đức hy vọng có thể cảnh báo sớm ổ dịch COVID-19 thông qua phân tích nước thải. Ảnh: CNN
(PLVN) - Các nhà khoa học nói với CNN, các dòng sông bùn rộng lớn chảy vào các nhà máy xử lý nước thải trên khắp nước Đức có thể nắm giữ chìa khóa để phát hiện sớm bất kỳ làn sóng mới nào của dịch do virus corona gây ra.

Trung tâm nghiên cứu môi trường Helmholtz đang thực hiện thử nghiệm lấy mẫu nước thải từ các nhà máy phục vụ một số khu vực đô thị lớn nhất và cố gắng tìm ra bằng chứng về virus corona. Mục tiêu cuối cùng là cài đặt các hệ thống cảnh báo sớm virus corona cho hầu hết các nhà máy xử lý nước thải để theo dõi sự lây lan của virus.

"Đây sẽ là thử nghiệm đầu tiên. Thông qua các chỉ số sẽ phát hiện ra ổ dịch COVID-19 (thông thường là bệnh viện, thậm chí một nhà máy) để có thể kiểm tra tất cả những người có liên quan" - nhà vi trùng học Hauke Harms, một trong những người lãnh đạo của nghiên cứu cho biết. 

Khái niệm này có vẻ khá đơn giản: Nước thải chứa tàn dư của virus từ phân người. Nếu những nồng độ đó đột nhiên tăng vọt, các nhà máy xử lý nước thải sẽ phát hiện ra và cảnh báo các cơ quan chức năng để tiến hành thử nghiệm khu vực đó.

Tiến sĩ Ulrich Meyer, Giám đốc kỹ thuật nhà máy xử lý nước thải TP Leipzig cho biết: "Nếu có thể có ý tưởng về nồng độ virus corona trong nước thải, chúng ta có thể tính toán số người nhiễm bệnh ở Leipzig và điều này sẽ rất có lợi trong các chiến lược để chống lại virus".

Nhưng trong thực tế, nó không đơn giản như vậy. Tại nhà máy xử lý nước thải chính của Leipzig, các mẫu được chiết xuất cứ sau hai phút khi nước thải chảy qua 24 giờ mỗi ngày. Các nhà khoa học tại Helmholtz thừa nhận rằng việc tìm thấy một lượng nhỏ vật liệu di truyền (hoặc RNA) từ virus trong một dòng sông thải khổng lồ là một nhiệm vụ to lớn.

Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng họ có thể phát hiện sự gia tăng dấu vết virus corona trong vòng một ngày và truyền thông tin đó cho chính quyền địa phương.

Một thách thức khác là số lượng ca nhiễm mới ở Đức hiện nay thấp khiến cho việc tìm kiếm virus trở nên khó khăn hơn và có nghĩa là một người nhiễm bệnh có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Dù thừa nhận vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng các nhà khoa học Đức tin tưởng, hệ thống sẽ hoạt động vào nửa cuối năm 2020, kịp thời giúp ngăn chặn làn sóng dịch COVID-19 thứ hai có thể xảy ra.

Truy dấu virus trong phân không phải là mới và các nhà nghiên cứu Đức không phải là những người duy nhất thử nghiệm việc sử dụng nước thải như một hệ thống cảnh báo virus. Vào tháng 2, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu nước KWR của Hà Lan đã tìm thấy virus này trong sáu nhà máy xử lý nước thải, trong đó có một nhà máy phục vụ sân bay quốc tế chính ở Schipol. KWR cho biết họ đã phát triển một phương pháp để theo dõi sự xuất hiện của virus trong nước thải và cho biết nước thải thử nghiệm có lợi ích rõ ràng.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.