Biểu tình rầm rộ tại Mỹ sau vụ xả súng làm 6 phụ nữ gốc Á thiệt mạng

(PLVN) - Các cuộc biểu tình rầm rộ đã nổ ra hôm 20/3 ở nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ nhằm thể hiện sự đoàn kết với cộng đồng người gốc Á và phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc sau vụ xả súng ở Atlanta khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á.

Đám đông người biểu tình người đeo khẩu trang, vẫy cờ Mỹ và mang theo các áp phích có nội dung “chúng tôi không phải là virus” và “dừng sự thù ghét với người châu Á”.

“Những người phụ nữ đã thiệt mạng,... tôi có thể nhìn thấy chính người thân của mình ở đó”, Timothy Phan đến từ Port St. Lucie, Florida, nói với CNN. Anh này đã phải lái xe 8 giờ để tới tham dự cuộc biểu tình.

Thượng nghị sĩ Georgia Raphael Warnock và Jon Ossoff, cũng tham dự cuộc biểu tình và dành phút tưởng niệm các nạn nhân. Thượng nghị sĩ Ossoff nói: “Chúng ta tụ họp hôm nay để tưởng nhớ những người đã mất mạng và đòi công lý. Hãy xây dựng một tiểu bang và một quốc gia nơi không ai phải sống trong sợ hãi vì họ là ai hoặc đến từ đâu".

Các nhà chức trách Georgia vẫn chưa xác định được điều gì đã khiến nghi phạm - một người đàn ông da trắng 21 tuổi - có hành động tấn công các spa trong và xung quanh Atlanta hôm 16/3.

Nghi phạm Robert Aaron Long khai với các nhà điều tra rằng chứng nghiện sex đã khiến anh ta đi đến hành vi bạo lực, nhưng các nhà lập pháp và những người chống phân biệt chủng tộc cho rằng thành kiến với người châu Á ít nhất có thể là một phần động cơ vụ án.

Vụ xả súng đã gây ra một làn sóng đau buồn, từ trong cộng đồng địa phương ở Georgia đến hội trường Quốc hội Mỹ. Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Á ở Georgia để bày tỏ lời chia buồn và kêu gọi người Mỹ cùng nhau chống lại sự thù ghét.

Những người biểu tình phản đối sự thù ghét với người Mỹ gốc Á tập trung bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Georgia ngày 20/3. Ảnh: Bloomberg.

Những người biểu tình phản đối sự thù ghét với người Mỹ gốc Á tập trung bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Georgia ngày 20/3. Ảnh: Bloomberg.

Cuộc biểu tình ngày 20/3 ở Atlanta nhằm thể hiện sự đoàn kết với cộng đồng người gốc Á đã thu hút hơn 183 tổ chức tham gia và kêu gọi được 300 triệu tiền quyên góp nhằm ứng phó với tình trạng bạo lực nhằm vào người gốc Á. Ảnh: Getty.

Cuộc biểu tình ngày 20/3 ở Atlanta nhằm thể hiện sự đoàn kết với cộng đồng người gốc Á đã thu hút hơn 183 tổ chức tham gia và kêu gọi được 300 triệu tiền quyên góp nhằm ứng phó với tình trạng bạo lực nhằm vào người gốc Á. Ảnh: Getty.

Những người biểu tình giơ cao những tấm bảng với các thông điệp như: "Hãy chấm dứt sự thù ghét với người gốc Á" hay "Sự thù ghét mới là virus". Ảnh: Getty.

Những người biểu tình giơ cao những tấm bảng với các thông điệp như: "Hãy chấm dứt sự thù ghét với người gốc Á" hay "Sự thù ghét mới là virus". Ảnh: Getty.

Các thượng nghị sĩ bang Georgia Jon Ossoff (trái) và Raphael Warnock phát biểu trước những người biểu tình ở Atlanta ngày 20/3. Ông Warnock khẳng định: "Hỡi những người anh chị em châu Á của tôi, tôi muốn nói với các bạn rằng chúng tôi sẽ luôn dõi theo các bạn và quan trọng hơn, chúng tôi sẽ đứng về phía các bạn". Ảnh: Getty
Các thượng nghị sĩ bang Georgia Jon Ossoff (trái) và Raphael Warnock phát biểu trước những người biểu tình ở Atlanta ngày 20/3. Ông Warnock khẳng định: "Hỡi những người anh chị em châu Á của tôi, tôi muốn nói với các bạn rằng chúng tôi sẽ luôn dõi theo các bạn và quan trọng hơn, chúng tôi sẽ đứng về phía các bạn". Ảnh: Getty 
Theo báo cáo mới nhất vừa được công bố, kể từ tháng 3/2020 đến hết tháng 2/2021, đã có gần 3.800 vụ tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á ở 48/50 bang của Mỹ. Trong ảnh là thông điệp "Hãy chấm dứt biện hộ cho bạo lực da trắng" và "Chấm dứt sự thù ghét người gốc Á" được viết bằng nhiều thứ tiếng trong cuộc biểu tình ở Atlanta ngày 20/3. Ảnh: Getty
Theo báo cáo mới nhất vừa được công bố, kể từ tháng 3/2020 đến hết tháng 2/2021, đã có gần 3.800 vụ tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á ở 48/50 bang của Mỹ. Trong ảnh là thông điệp "Hãy chấm dứt biện hộ cho bạo lực da trắng" và "Chấm dứt sự thù ghét người gốc Á" được viết bằng nhiều thứ tiếng trong cuộc biểu tình ở Atlanta ngày 20/3. Ảnh: Getty 
Những người biểu tình tham gia một buổi lễ ở Quảng trường Union tại thành phố New York nhằm tưởng niệm các nạn nhân trong vụ xả súng ở Atlanta ngày 19/3. Ảnh: Getty.
 Những người biểu tình tham gia một buổi lễ ở Quảng trường Union tại thành phố New York nhằm tưởng niệm các nạn nhân trong vụ xả súng ở Atlanta ngày 19/3. Ảnh: Getty.
Vấn đề kỳ thị, phân biệt chủng tộc, đặc biệt là đối với người Mỹ gốc Á đã gia tăng rất nhiều trong thời gian qua, đặc biệt là kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Mỹ vào đầu năm 2020. Ảnh: AP.

Vấn đề kỳ thị, phân biệt chủng tộc, đặc biệt là đối với người Mỹ gốc Á đã gia tăng rất nhiều trong thời gian qua, đặc biệt là kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Mỹ vào đầu năm 2020. Ảnh: AP.

Mọi người thắp nến tưởng nhớ những người là nạn nhân của các hành vi thù ghét người gốc Á trong một buổi cầu nguyện ở thành phố New York ngày 19/3. Ảnh: Reuters.

Mọi người thắp nến tưởng nhớ những người là nạn nhân của các hành vi thù ghét người gốc Á trong một buổi cầu nguyện ở thành phố New York ngày 19/3. Ảnh: Reuters.

Những người biểu tình diễu hành qua một bức bích họa ở Atlanta ngày 20/3 với các thông điệp chống phân biệt chủng tộc và chấm dứt sự thù ghét người châu Á. Ảnh: Washington Post.

Những người biểu tình diễu hành qua một bức bích họa ở Atlanta ngày 20/3 với các thông điệp chống phân biệt chủng tộc và chấm dứt sự thù ghét người châu Á. Ảnh: Washington Post.

Các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào cá nhân người Mỹ gốc Á đã tăng gần 150% ở 16 thành phố lớn của Mỹ năm 2020, đặc biệt là ở những nơi có đông người gốc Á sinh sống như Los Angeles và New York. Ảnh: Washington Post

Các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào cá nhân người Mỹ gốc Á đã tăng gần 150% ở 16 thành phố lớn của Mỹ năm 2020, đặc biệt là ở những nơi có đông người gốc Á sinh sống như Los Angeles và New York. Ảnh: Washington Post

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.