Quốc hội Mỹ sẽ thẩm vấn con rể Tổng thống Trump về quan hệ với Nga

Cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ, ông Jared Kushner tại một cuộc họp ở Washington, DC, ngày 23/2. (Nguồn: EPA/ TTXVN)
Cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ, ông Jared Kushner tại một cuộc họp ở Washington, DC, ngày 23/2. (Nguồn: EPA/ TTXVN)
Ngày 27/3, Người phát ngôn Nhà Trắng Hope Hicks cho biết Jared Kushner, con rể kiêm cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã tự nguyện nói chuyện với Ủy ban Tình báo Thượng viện trong khuôn khổ cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống 2016. 

Kushner được cho là đã sắp xếp nhiều cuộc gặp với Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak. 

Cuối tháng 12/2016, một số nguồn tin cho biết Đại sứ Kislyak đã đề nghị Kushner gặp Chủ tịch Ngân hàng Vnesheconombank, Sergei Gorkov, nhân vật nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ sau khi Nga sáp nhập. 

Tuy nhiên, Nhà Trắng chỉ thừa nhận duy nhất một cuộc gặp giữa Kislyak và Kushner tại Tháp Trump vào đầu tháng 12/2016, trong đó có sự tham dự của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michale Flynn. 

Theo ông Hicks, ông Kushner với vai trò phụ trách quan hệ với các chính phủ nước ngoài trong giai đoạn tranh cử và chuyển giao quyền lực nên thường xuyên gặp gỡ các quan chức và đại sứ các nước, trong đó có đại sứ Nga, là chuyện bình thường.

Ông Hick nhấn mạnh: "Ông Kushner sẵn lòng trao đổi với các nhà điều tra của Thượng viện về những cuộc gặp với Đại sứ Kislyak và ông Gorkov. Ông ấy không có gì để giấu giếm và luôn muốn sự việc minh bạch".

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.