Quốc hội “chuyển mình” từ tham luận sang tranh luận: Giải quyết đến cùng các vấn đề “nóng”

Kỳ họp thứ 3 của QH khóa XIV có nhiều đổi mới
Kỳ họp thứ 3 của QH khóa XIV có nhiều đổi mới
(PLO) - Kỳ họp thứ 3, Quốc hội (QH) khoá XIV vừa bế mạc hôm 21/6 – kết thúc một tháng nghị sự của cơ quan quyền lực cao nhất với tinh thần đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hành động.

Trong đó, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn thực sự là một điểm nhấn  được cử tri và dư luận xã hội đánh giá cao. QH đã dành ba ngày (nhiều hơn 0,5 ngày so với các kỳ họp trước đây) cho hoạt động này với sự trao đổi, thảo luận thẳng thắn và trách nhiệm giữa các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các thành viên Chính phủ.

Tranh luận nâng cao chất lượng chất vấn

Đó là đánh giá chung của ĐBQH và cử tri về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 QH khóa XIV. Ông Lê Bộ Lĩnh – Phó Tổng Thư ký QH, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH cho biết, tại Kỳ họp thứ 3, đã có 3.288 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới QH; 114 phiếu chất vấn với 127 câu hỏi chất vấn của ĐBQH gửi đến Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC. 

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo, giải trình thêm về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực phụ trách và trực tiếp trả lời chất vấn của ĐB QH. Đã có hơn 196 lượt ĐB đặt câu hỏi chất vấn và 58 lượt ĐB tham gia tranh luận. 

Theo Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Kỳ họp thứ 3 của QH tiếp tục có những đổi mới, cải tiến quan trọng, QH đã bố trí chương trình làm việc hợp lý hơn, dành thời gian thỏa đáng cho nội dung thảo luận tại Hội trường về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội,  hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. 

Mặc dù vẫn tập trung vào 4 nhóm vấn đề nhưng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 được kéo dài 03 ngày (nhiều hơn 0,5 ngày so với các kỳ họp trước đây). “Không khí thảo luận, tranh luận tại kỳ họp sôi nổi, thẳng thắn, thể hiện sự chuyển biến từ QH tham luận sang QH tranh luận với số lượt tranh luận tăng lên đáng kể, chất lượng phát biểu cũng được nâng cao, các ĐB QH không chỉ tích cực tranh luận với các thành viên Chính phủ, mà còn tranh luận với các ĐB khác về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Các Bộ trưởng trực tiếp giải trình, nghiêm túc tiếp thu ý kiến trong quá trình thảo luận các dự án luật, nghị quyết, báo cáo… đã tạo ra không khí làm việc dân chủ, trách nhiệm, xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp” – Chủ tịch QH đánh giá.

“Các ĐB QH đã thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, bức xúc của đời sống. Đặc biệt, tích cực tranh luận với các thành viên Chính phủ và các vị ĐB khác để làm rõ thêm những hạn chế, yếu kém, xác định trách nhiệm và có giải pháp khắc phục. Sau phiên chất vấn, QH đã thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn làm cơ sở để Chính phủ, các bộ tổ chức thực hiện QH giám sát, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân” – ông Lê Bộ Lĩnh cho biết.

Chất vấn để “hiểu vấn đề” và “hiểu nhau”

Đặc biệt, “Tinh thần “tranh luận” của ĐBQH đã làm rõ vấn đề để cử tri hiểu và các đại biểu cũng hiểu lẫn nhau” – Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định. Nhiều cử tri theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn lần này đánh giá, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, tranh luận sôi nổi, thẳng thắn và thể hiện rõ trách nhiệm của QH, ĐBQH và các thành viên Chính phủ đối với những vấn đề được dư luận xã hội và cử tri quan tâm, gửi gắm đến diễn đàn QH. Việc ĐBQH tích cực tranh luận với các thành viên Chính phủ và với nhau đã làm rõ thêm những hạn chế, yếu kém, xác định trách nhiệm và có giải pháp khắc phục đối với những vấn đề đặt ra. 

“Hài lòng với phần trả lời của các Bộ trưởng” là đánh giá chung của nhiều ĐBQH sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn. ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM) còn “ấn tượng và hài lòng” với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vì “không chỉ nhận trách nhiệm về việc 191.000 sinh viên ra trường đang thất nghiệp, mà còn đưa ra các giải pháp trong thời gian tới; bàn với các bộ, ngành liên quan để giải quyết vấn đề đào tạo và việc làm cho sinh viên ra trường”.

Đánh giá cao hình thức “giơ bảng để tranh luận” trong phiên chất vấn, ĐB Đinh Công Sỹ (Sơn La) cho biết, “Tôi thấy các phương thức hoạt động của QH  có nhiều đổi mới, đặc biệt là giơ bảng để tranh luận với người được chất vấn nói lên ý kiến của mình đồng tình hay không? Qua đó làm rõ hơn vấn để và những mong mỏi và cử tri gửi gắm. Đây là cách làm hay mà chúng ta cần phát huy”. Với đa số ĐBQH, việc các ĐB giơ biển xin tranh luận lại Bộ trưởng khi câu trả lời chưa làm ĐB hài lòng khiến “phần tranh luận của QH khóa XIV ngày càng đi vào thực chất. Đây là việc rất tốt, để làm sáng tỏ vấn đề, thay vì chỉ một chiều như cách thức chất vấn cũ” - ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhận xét.

Góp phần cho kết quả của phiên chất vấn, ĐBQH đánh giá cao phần điều hành của Chủ tọa. ĐB Dương Minh Tuấn chia sẻ: “Tôi ấn tượng với phần điều hành của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Tôi thấy cách điều hành của chủ tọa rất hay, khoa học và được cử tri hoan nghênh. Trong phần chất vấn, có một số nội dung giải trình khá dài, chủ tọa đề nghị điều chỉnh, tôi cho là hết sức hợp lý và cần thiết”.

Điểm mới của hoạt động chất vấn “là khi Bộ trưởng trả lời chưa đúng vấn đề các ĐB được hỏi lại, tranh luận lại đến cùng và quyết liệt” được cử tri đánh giá cao vì qua chất vấn và trả lời chất vấn, các Bộ trưởng “sẽ làm việc quyết liệt hơn để khắc phục được những hạn chế”. Đặc biệt đánh giá cao các phiên chất vấn và trả lời chất vấn các lãnh đạo và thành viên của Chính phủ, cử tri rất tin tưởng khi các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng “nắm vấn đề rất kỹ và trả lời rất có trách nhiệm, dám nhận khuyết điểm về mình và đưa ra những giải pháp khá thuyết phục”. Cùng với đó, ĐBQH cũng thể hiện được sự hiểu biết sâu sắc về những vấn đề được đưa ra để tranh luận, đi đến được giải pháp cho những vấn đề mà cử tri quan tâm.

Ngoài ra, đa số cử tri và ĐBQH cùng đánh giá, những vấn đề được chất vấn tại kỳ họp này sát với thực tế, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và mong muốn những giải pháp được các thành viên Chính phủ đưa ra khi trả lời chất vấn sẽ “không chỉ là những lời hứa suông”. Nhất là, “mong muốn Quốc hội tiếp tục làm tốt vai trò giám sát tối cao đối với các hoạt động của Chính phủ, những lời hứa các lãnh đạo và thành viên Chính phủ để thực hiện đúng tinh thần mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra là xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động”. 

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.