Luật Đầu tư công thực hiện chưa nghiêm, Tư lệnh ngành giải thích thế nào?

Bộ trưởng Bộ KH - ĐT Nguyễn Chí Dũng.
Bộ trưởng Bộ KH - ĐT Nguyễn Chí Dũng.
“Trách nhiệm của Bộ là chưa cương quyết, còn nể nang nhiều trong việc yêu cầu bộ ngành và địa phương thực hiện các quy định của Luật Đầu tư công cũng như Nghị quyết Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH - ĐT) Nguyễn Chí Dũng nói, khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chiều nay, 14/6.

"Chúng tôi thấy rằng khó khăn và nhu cầu địa phương rất lớn nên chia sẻ", Tổng Tư lệnh ngành KH - ĐT giãi bày thêm và hứa trước Quốc hội là sẽ thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công nhưng vẫn tạo điều kiện cho bộ ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ của mình.

Trước đó, giải thích việc giao vốn hàng năm chậm, Bộ trưởng cho biết, đây là năm đầu tiên thực hiện luật Đầu tư công với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ các dự án, quy trình chặt hơn, các bước và cơ quan tham gia lồng ghép nhiều hơn.

Để đạt mục tiêu thì thủ tục phức tạp hơn. Việc thực hiện thủ tục mới theo luật mới của bộ ngành và địa phương cũng còn lúng túng thời gian đầu. Việc hướng dẫn của bộ ngành, trong đó có Bộ là chưa kịp thời, có cách hiểu khác nhau, trong đó có trách nhiệm của Bộ.

“Nhu cầu lớn và khả năng mất cân đối vốn nên việc co kéo điều chỉnh phương án khác nhau dẫn đến giao vốn chậm hơn so với thực tế. Từ đó ảnh hưởng đến giải ngân chậm và hiệu quả dự án”, Bộ trưởng giải thích.

Về tăng cường quản lý, kiểm soát, tránh lãnh phí trong đầu tư công, Bộ KHĐT có báo cáo trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV cho biết, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn kèm theo đã tạo khung pháp lý ổn định để triển khai việc lập, phân bổ (hoặc bố trí), tổng hợp, giao, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Theo đó, luật đã xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan gắn với thẩm quyền cụ thể đối với việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án cụ thể cũng như quá trình lập, phân bổ (hoặc bố trí), tổng hợp, giao, thực hiện kế hoạch đầu tư công.

Việc sử dụng vốn đầu tư công được quản lý chặt chẽ từ khâu thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư, lựa chọn chương trình đưa vào kế hoạch, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản.

Việc phân bổ vốn đầu tư đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.

Đổi mới được công tác lập kế hoạch đầu tư công, tạo sự chủ động cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình xây dựng kế hoạch để đề xuất chủ trương đầu tư đúng đắn, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, việc triển khai Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn kèm theo còn lúng túng, do Luật Đầu tư công lần đầu tiên được ban hành và áp dụng, vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế cần được hoàn thiện; các văn bản hướng dẫn kèm theo còn chưa được thống nhất và đồng bộ, dẫn tới cách hiểu và cách tiếp cận thực hiện của các bộ, cơ quan, địa phương còn khác nhau dẫn tới nhiều tình huống chưa thống nhất giữa các bộ, cơ quan, địa phương với Bộ KH - ĐT với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm rà soát và tổng hợp;

Với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn đầu tư công, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh dàn trải, lãng phí, Luật Đầu tư công đã quy định nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ, với sự liên quan của nhiều cơ quan, tổ chức. Điều này đã gây ra sự bất cập về đáp ứng thời gian hoàn thiện các thủ tục theo quy định cũng như hoàn thiện phương án phân bổ, bố trí vốn cho từng dự án ở các bộ, cơ quan, địa phương; dẫn tới hệ quả là thời gian hoàn thiện kéo dài, quá trình tổng hợp và giao kế hoạch không đáp ứng thời hạn theo quy định, giao vốn làm nhiều lần...

Việc mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nguồn vốn dẫn tới tình trạng co kéo trong bố trí vốn đầu tư tại các bộ, cơ quan, địa phương, bố trí không đủ tỷ lệ, không đáp ứng tiến độ thực hiện dự án, không rõ ràng về sắp xếp thứ tự ưu tiên, kéo dài thời gian thực hiện dự án, bố trí vốn dài trải..., trong một số trường hợp, bộ, cơ quan, địa phương cho rằng đây là trách nhiệm của Bộ KH - ĐT bố trí vốn thiếu, nhưng theo quy định, việc lựa chọn danh mục dự án và bố trí cụ thể cho từng dự án thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan, địa phương.

Công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan, địa phương với Bộ KH - ĐT còn nhiều bất cập, nhất là trong khâu rà soát và hoàn chỉnh phương án phân bổ vốn, bố trí vốn cho từng dự án cụ thể, không đáp ứng được yêu cầu về thời gian và tính chính xác của số liệu, thông tin của từng dự án, dần tới kéo dài thời gian hoàn chỉnh phương án, tổng hợp phương án và giao vốn.

Trên cơ sở tổng hợp những tình huống khó khăn, bất cập và những kiến nghị của bộ, cơ quan, địa phương, Bộ KH - ĐT báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những giải pháp tháo gỡ khó khăn, cụ thể cho Kế hoạch năm 2017, Kế hoạch trung hạn và sắp tới là kế hoạch năm 2018, trong đó có giải pháp rà soát lại các quy định pháp luật về đầu tư công, sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn; đối với một số vướng mắc không thể giải quyết bằng Nghị định, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công.

Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư công khi Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn còn hiệu lực; chủ động khắc phục những khó khăn, bất cập về quy định pháp lý đem lại để đáp ứng các điều kiện và thủ tục theo quy định, rút ngắn thời gian hoàn thiện thủ tục, phương án phân bổ...

Đổi mới phương pháp quản lý đầu tư công, trong đó triển khai áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống quản lý đầu tư công trực tuyến nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan cũng như khắc phục được những sai sót không đáng có do yếu tố con người, đáp ứng được yêu cầu thống nhất về cách hiểu đối với những nguyên tắc, tiêu chí phân bổ, bố trí vốn, thông tin, số liệu theo dõi dự án được ổn định... Việc triển khai sử dụng hệ thống quản lý đầu tư công trực tuyến cần được thực hiện ngay trong năm 2017 để phục vụ cho Kế hoạch đầu tư công năm 2018.

Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ KH - ĐT Nguyễn Chí Dũng trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội

Nội dung chất vấn gồm: Giải pháp cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển; Việc phân bổ, thông báo kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý, kiểm soát, tránh lãng phí trong đầu tư công; trách nhiệm của bộ, ngành trong việc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. 

Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ KH - ĐT dự kiến tiếp tục tiến hành từ 8h đến 11h20 ngày 15/6.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.