Quảng Ninh và tầm nhìn bền vững: Gìn giữ và phát huy những món quà quý từ thiên nhiên

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Không chỉ có nhiều giá trị về văn hoá lịch sử, tỉnh Quảng Ninh còn sở hữu rất nhiều ưu thế cả về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, được ví như “Việt Nam thu nhỏ”. Trải qua nhiều thập kỷ phát triển, công tác bảo vệ môi trường chính là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng xuyên suốt, có vai trò “sống còn” đối với sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

LTS: Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2023) là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Cột mốc năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, có tính bản lề và ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt trên cả 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Đây cũng là dịp tổng kết, nhìn nhận, đánh giá, khẳng định những kết quả đạt được qua 6 thập kỷ xây dựng và phát triển của tỉnh đối với sự phát triển chung của đất nước.

Những món quà quý từ thiên nhiên

Quảng Ninh có địa hình đa dạng từ miền núi đến trung du và đồng bằng duyên hải, vùng ven biển và các hải đảo, tạo nên một hệ khí hậu, hệ sinh thái, địa chất đa dạng. Đặc biệt, với địa hình quần đảo ven biển, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long được đánh giá là những báu vật thiên nhiên, với giá trị ngoại hạng, kỳ vĩ độc đáo, có hàng ngàn đảo đá vôi, bãi cát trắng phục vụ du lịch và nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh.

Thiên nhiên ưu đãi là một trong những thế mạnh của Quảng Ninh. (Nguồn: Vietnamplus)

Thiên nhiên ưu đãi là một trong những thế mạnh của Quảng Ninh. (Nguồn: Vietnamplus)

Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học quan trọng đối với Việt Nam với số lượng loài động, thực vật phong phú tập trung chủ yếu ở hệ thống các khu bảo tồn và vườn quốc gia như Vườn quốc gia Bái Tử Long, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, rừng quốc gia Yên Tử… Những địa danh này có giá trị rất to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội (du lịch sinh thái, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý…); bảo vệ môi trường sinh thái; cung cấp nguồn gen quý phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học.

Đồng thời, đây cũng là nơi sở hữu đa dạng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội. Đơn cử, về tài nguyên đất, diện tích của Quảng Ninh lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng, chiếm 1,84% tổng diện tích đất liền của Việt Nam, tuy nhiên khoảng 80% diện tích đất là đồi núi.

Về tài nguyên nước, nguồn nước các hồ chứa có vai trò quan trọng trong việc ổn định nguồn nước phục vụ cho cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và tưới, trong đó tiềm năng nguồn nước dưới đất tương đối giàu nhưng chưa được khai phá hết.

Với tài nguyên rừng, Quảng Ninh có 435.932 ha thuộc quy hoạch ba loại rừng, với độ che phủ đạt 55%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ bình quân 40% của cả nước. Rừng Quảng Ninh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, điều tiết và bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao cho công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Quảng Ninh có nhiều lợi thế phát triển các ngành kinh tế biển. (Nguồn: Internet)

Quảng Ninh có nhiều lợi thế phát triển các ngành kinh tế biển. (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, Quảng Ninh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển, với chiều dài đường bờ biển hơn 250 km và 2.077 hòn đảo (chiếm phần lớn số đảo của cả nước), trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh, ngư trường rộng lớn trên 6.100 km2. Vùng biển Quảng Ninh là nơi sinh sống của nhiều loài có giá trị, tạo ra cơ hội lớn cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến chế thực phẩm giá trị cao.

Ven biển Quảng Ninh cũng có nhiều khu vực nước sâu và kín gió, thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu. Các bãi biển như Trà Cổ, Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn có lợi thế trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Hệ thống tuyến đảo trên biển với các cánh rừng nguyên sinh, hệ sinh thái và động vật phong phú, quý hiếm có giá trị phát triển các loại hình du lịch biển đảo khám phá, mạo hiểm.

Quảng Ninh được biết đến là trung tâm số một của Việt Nam về tài nguyên than đá, chiếm hơn 90% trữ lượng than của cả nước. Với nguồn tài nguyên than to lớn, Quảng Ninh có điều kiện và đã trở thành trung tâm khai khoáng và sản xuất điện than lớn nhất cả nước.

Đáng nói, Quảng Ninh còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với 209 mỏ và điểm quặng của 36 loại hình khoáng sản được điều tra, thăm dò, đánh giá.

Nguồn tài nguyên than của Quảng Ninh có trữ lượng ước tính đạt 8,8 tỷ tấn, trải dài từ Đông Triều đến Cẩm Phả, có khoảng 3,6 tỷ tấn nằm ở độ sâu dưới 300m, là nơi có trữ lượng than và chất lượng lớn nhất vùng Đông Nam Á.

Có thể thấy, Quảng Ninh là tỉnh có lợi thế tài nguyên phong phú, là cơ sở thuận lợi cho phát triển kinh tế và công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên, giống như các tỉnh, thành khác trên cả nước, tỉnh Quảng Ninh cũng phải đối mặt với việc giải quyết các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế (dựa vào công nghiệp khai khoáng và điện than) với bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch; giữa việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản to lớn để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và mục tiêu cắt giảm lượng khí thải CO2 đến năm 2050 về mức phát thải ròng bằng "0".

Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu của tỉnh. (Nguồn: Tạp chí Cộng sản)

Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu của tỉnh. (Nguồn: Tạp chí Cộng sản)

Xu hướng tất yếu: Chuyển đổi mô hình từ “nâu” sang “xanh”

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, đã được tỉnh Quảng Ninh định hình từ rất sớm và đặt ra lộ trình phát triển khá bài bản. Trong đó, phải kể đến việc xây dựng, thực hiện những nghị quyết phát triển du lịch, dịch vụ - những ngành được tỉnh xác định là kinh tế “xanh”.

Đơn cử, ngày 24/5/2013, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU, về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030. Đến năm 2016, tiếp tục ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 5/2/2016, về phát triển dịch vụ, đã tạo những bước tiến lớn trong phát triển dịch vụ, du lịch của tỉnh.

Trên cơ sở định hướng của Nghị quyết, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các kế hoạch triển khai những nhiệm vụ cụ thể theo từng giai đoạn. Cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành chương trình hành động (hoặc nghị quyết chuyên đề), kế hoạch để triển khai thực hiện Nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế.

Sở Tài nguyên & Môi trường thống kê, toàn tỉnh có trên 240 mỏ và điểm quặng đã và đang được khai thác; sản lượng khai thác nguyên khai một năm: Than đạt trên 40 triệu tấn, vật liệu xây dựng trên 1,4 triệu m3, đá vôi xi măng trên 6,5 triệu tấn, sét xi măng trên 1,3 triệu tấn... Theo quy hoạch, để khai thác than lộ thiên, hằng năm ngành than thải ra môi trường khoảng 300 – 500 triệu mét khối đất đá và 100 – 250 triệu mét khối nước thải.

Giai đoạn năm 2011 trở về trước, so với các ngành kinh tế khác, tỷ trọng ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh chiếm tới 59% cơ cấu nền kinh tế; cơ cấu thu nội địa dựa vào than và đất chiếm tới 77% số thu ngân sách nội địa.

Chỉ riêng số thu ngân sách từ ngành than đã chiếm 67% số thu nội địa của tỉnh mỗi năm. Tuy nhiên đây là lĩnh vực có nhiều tác động tiêu cực trực tiếp đến môi trường.

Hoạt động vận tải biển, cảng biển, lấn biển phát triển đô thị, nuôi trồng thủy sản phát triển thiếu quy hoạch, định hướng, cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ, sông suối, diện tích bồi lắng do đất đá trôi lấp.

Việc phát triển đô thị cùng với tình trạng rửa trôi đất đá xuống các vùng cửa sông, vùng nước ven bờ đã làm giảm diện tích rừng ngập mặn, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thủy, hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản... Từ lâu Quảng Ninh được cơ quan môi trường trung ương cảnh báo là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu.

Nhận diện được những bất cập trong quá trình phát triển, 10 năm trở lại đây, Quảng Ninh đã kết hợp nhiều giải pháp để giảm thiểu sự tác động đến môi trường tự nhiên, coi nhiệm vụ này là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển của tỉnh. Giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh đã xác định phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững.

Phát triển du lịch bền vững gắn với rừng là một trong những định hướng "xanh" của tỉnh Quảng Ninh những năm qua. (Nguồn: moitruongdulich.vn)

Phát triển du lịch bền vững gắn với rừng là một trong những định hướng "xanh" của tỉnh Quảng Ninh những năm qua. (Nguồn: moitruongdulich.vn)

Để tạo được sự thống nhất, đồng bộ trong thực hiện, mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh đã được đưa ra bàn và nhận được sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị, cũng như nhân dân tỉnh tại các kỳ Đại hội XIII (2010 – 2015), Đại hội XIV (2015 – 2020), Đại hội XV (2020 – 2025) của Đảng bộ tỉnh. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh nhấn mạnh: “Lấy phát triển văn hóa, xây dựng văn minh sinh thái, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường làm trọng điểm”.

Năm 2018 tỉnh chọn chủ đề công tác “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên” nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức, hành động,

Tăng trưởng xanh sẽ được thực hiện dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển, gắn với thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược là cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng.

Qua đó dần giảm bớt dựa vào các yếu tố không bền vững như tài nguyên hữu hạn, tăng dần các yếu tố bền vững dựa vào vị trí địa chính trị, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, cảnh quan, văn hoá, truyền thống lịch sử và trí tuệ con người... để phát triển, trên cơ sở định vị được tiềm năng, thế mạnh, sự phát triển của địa phương đặt trong bối cảnh khu vực, quốc gia, quốc tế.

Một trong những mục tiêu mà tỉnh đặt ra khi thực hiện chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” là giảm dần khai khoáng, hướng mạnh sang lĩnh vực du lịch, dịch vụ, cùng với đó là đẩy mạnh thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo.

Đến nay, Quảng Ninh đã phát triển thành một trung tâm “công nghiệp không khói” đẳng cấp, chuyên nghiệp của cả nước và quốc tế. Đáng nói, trong suốt quá trình chuyển đổi, ngành Du lịch Quảng Ninh cũng nỗ lực xây dựng những điểm đến xanh, sản phẩm du lịch xanh gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Người dân đồng bào thiểu số ngày càng nhận thức cao hơn về sinh kế bền vững.(Nguồn: moitruongdulich.vn)

Người dân đồng bào thiểu số ngày càng nhận thức cao hơn về sinh kế bền vững.(Nguồn: moitruongdulich.vn)

Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/5/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030, xác định: Phát triển du lịch tỉnh theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược, gắn với mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.

Trong Đề án phục hồi và phát triển bền vững ngành du lịch Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cũng xác định Quảng Ninh sẽ phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia; bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch thực sự chuyên nghiệp, hiện đại, chú trọng chiều sâu, chất lượng đạt đẳng cấp quốc tế, đóng vai trò vừa là điểm đến hấp dẫn, khẳng định thương hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh quốc tế cao.

Có thể thấy, với những quyết sách sáng tạo, kịp thời, ngành “công nghiệp không khói” của tỉnh đã và đang phát huy tối đa tiềm năng sẵn có, tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo; gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý, khai thác bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Du lịch Quảng Ninh dần trở thành hình mẫu tiêu biểu trên trong nước và quốc tế, để các tỉnh, thành khác noi theo và học hỏi.

Quảng Ninh và tầm nhìn bền vững: Bền bỉ đi qua chiến tranh, vững vàng thời kỳ hội nhập

Từ những bước gian nan khởi đầu

Từng được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ví như “Một Việt Nam thu nhỏ”, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn được Trung ương xác định có vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; có vị trí rất quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.

Nhìn về 6 thập kỷ trước, chính quyền được thành lập vào năm 1963, ngay lập tức đã gặp phải sự khởi đầu vô cùng gian nan. Đó là vừa phải thúc đẩy sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội, vừa phải chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Ngày 5/8/1964, máy bay Mỹ ném bom mở đầu thời kỳ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Cũng trong năm 1964, Quảng Ninh còn hoàn thành vượt mức khai thác 1 triệu tấn than đề ra, đưa tỉnh trở thành đầu tàu trong ngành công nghiệp khai thác than của cả nước.

Trải qua thời kỳ chiến tranh, quân và dân tỉnh Quảng Ninh vẫn cố gắng giữ vững và duy trì sự ổn định và phát triển các lĩnh vực hoạt động trên đất mỏ, bên cạnh việc anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Ngành than Quảng Ninh có vai trò và đóng góp quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước (Nguồn: Báo Quảng Ninh)

Ngành than Quảng Ninh có vai trò và đóng góp quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước (Nguồn: Báo Quảng Ninh)

Trong thời kỳ đầu đổi mới 1986 – 2010, việc thực thi cơ chế chính sách đổi mới đã tạo cho Quảng Ninh một diện mạo mới và bước phát triển nhanh chóng. Thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối Đại hội lần thứ VI của Đảng tháng 12/1986, tỉnh Quảng Ninh chú trọng phát triển các ngành khai thác than đá, sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

>>>>>>>>> đọc tiếp

Quảng Ninh và tầm nhìn bền vững: Nhiều quyết sách xây dựng và phát triển con người, chấn hưng văn hoá

“Đa dạng trong thống nhất”

Quảng Ninh mang nhiều giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo, cùng hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc, đồng thời là một trong những “cái nôi” của giai cấp công nhân Việt Nam, có truyền thống cách mạng của Công nhân Vùng Mỏ với di sản tinh thần vô giá “kỷ luật và đồng tâm”. Văn hóa biển, văn hóa công nhân mỏ, văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số, hiện nay còn có thêm văn hoá số, là những thành tố chính tạo nên sự “đa dạng trong thống nhất” của văn hóa Quảng Ninh.

Nền Văn hóa Hạ Long nổi tiếng có từ lâu đời. (Nguồn: Internet)

Nền Văn hóa Hạ Long nổi tiếng có từ lâu đời. (Nguồn: Internet)

Là một vùng đất lịch sử lâu đời, theo các tài liệu, ở khu vực Vịnh Hạ Long đã khảo cổ được di chỉ của người tiền sử từ 3000 – 1500 năm trước Công nguyên. Đặc trưng đó là nền Văn hóa Soi Nhụ, làm cơ sở để sau đó hình thành các loại hình văn hóa tiến bộ mới tại Cái Bèo, tiếp theo nền Văn hóa Hạ Long nổi tiếng.

>>>>>>>> đọc tiếp

Đọc thêm

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.

Công bố Gò Công là thành phố thứ 2 của tỉnh Tiền Giang

Thừa ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang trao Nghị quyết thành lập TP Gò Công cho lãnh đạo TP Gò Công
(PLVN) - Sáng 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập thành phố (TP) Gò Công. Đây là thành phố thứ 2 thuộc tỉnh Tiền Giang.

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai
(PLVN) - Sáng 26/4, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai, Sở Lao động TB&XH tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Chính trị Quân đoàn 3 long trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Lô 10, hàng 11, mộ số 01. Đây là hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bình Định: Tổ chức phiên họp giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp

Quang cảnh phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay
(PLVN) - Ngày 25/4, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay. Phiên họp có sự tham dự và chủ trì của ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định và ông Đoàn Văn Phi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bình Định.

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm
(PLVN) - Quá trình triển khai Chỉ thị về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học yêu cầu “thưởng - phạt” phải công bằng. Cán bộ, đảng viên có thành tích thì khen thưởng, đề bạt bổ nhiệm, còn người vi phạm tuỳ vào tính chất mà xử lý.

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa
(PLVN) - Ông Võ Tấn Đức , Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị các đơn vị trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Sân bay Biên Hòa, đồng thời làm việc với đơn vị liên quan để tiếp nhận hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch trình tỉnh gửi Cục Hàng không theo quy định.