Quảng Ninh và tầm nhìn bền vững: Bền bỉ đi qua chiến tranh, vững vàng thời kỳ hội nhập

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  60 năm phát triển của tỉnh Quảng Ninh chính là một chặng đường dài đầy thách thức, gian truân ngay từ điểm khởi đầu, chính quyền non trẻ vừa thành lập đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Đến nay, Quảng Ninh đã và đang trở thành một trong những hình mẫu tiêu biểu, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực.

LTS: Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2023) là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, Nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Cột mốc năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, có tính bản lề và ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt trên cả 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Đây cũng là dịp tổng kết, nhìn nhận, đánh giá, khẳng định những kết quả đạt được qua 6 thập kỷ xây dựng và phát triển của tỉnh đối với sự phát triển chung của đất nước.

Từ những bước gian nan khởi đầu

Từng được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ví như “Một Việt Nam thu nhỏ”, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn được Trung ương xác định có vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; có vị trí rất quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.

Nhìn về 6 thập kỷ trước, chính quyền được thành lập vào năm 1963, ngay lập tức đã gặp phải sự khởi đầu vô cùng gian nan. Đó là vừa phải thúc đẩy sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội, vừa phải chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Ngày 5/8/1964, máy bay Mỹ ném bom mở đầu thời kỳ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Cũng trong năm 1964, Quảng Ninh còn hoàn thành vượt mức khai thác 1 triệu tấn than đề ra, đưa tỉnh trở thành đầu tàu trong ngành công nghiệp khai thác than của cả nước.

Trải qua thời kỳ chiến tranh, quân và dân tỉnh Quảng Ninh vẫn cố gắng giữ vững và duy trì sự ổn định và phát triển các lĩnh vực hoạt động trên đất mỏ, bên cạnh việc anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Ngành than Quảng Ninh có vai trò và đóng góp quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước (Nguồn: Báo Quảng Ninh)

Ngành than Quảng Ninh có vai trò và đóng góp quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước (Nguồn: Báo Quảng Ninh)

Trong thời kỳ đầu đổi mới 1986 – 2010, việc thực thi cơ chế chính sách đổi mới đã tạo cho Quảng Ninh một diện mạo mới và bước phát triển nhanh chóng. Thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối Đại hội lần thứ VI của Đảng tháng 12/1986, tỉnh Quảng Ninh chú trọng phát triển các ngành khai thác than đá, sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

Từ một tỉnh Trung ương phải hỗ trợ 90% nhu cầu lương thực, thực phẩm, 70% - 80% về ngân sách, đến năm 1995, tỉnh Quảng Ninh đã cân đối được ngân sách, có đóng góp cho Trung ương, tự giải quyết được những khó khăn lớn về hàng hóa tiêu dùng, lương thực, thực phẩm…

Phát huy truyền thống “kỷ luật và đồng tâm”, công nhân ngành than tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, đưa tỉnh Quảng Ninh trở thành một trong những đầu tàu công nghiệp của miền Bắc.

Năm 2005 đánh dấu một mốc son của ngành khi Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam được thành lập. Sản lượng khai thác than được tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1964 sản lượng than chỉ đạt trên 1 triệu tấn; hơn 30 năm sau, năm 1995 con số này chỉ ở mức 7,6 triệu tấn, thì năm 2011, tập đoàn đã khai thác được 48,2 triệu tấn với doanh thu đạt trên 93 ngàn tỷ đồng.

Giai đoạn 2010 – 2016, Quảng Ninh tiếp tục kế thừa những thành tựu quan trọng đạt được sau hơn 25 năm đổi mới và bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đặc biệt khó khăn.

Song, với sự nỗ lực, sáng tạo, quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành cùng với sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, những khó khăn từng bước được khắc phục; kinh tế - xã hội được duy trì ổn định và đạt mức tăng trưởng phù hợp.

… Đến cực tăng trưởng ở khu vực phía Bắc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Ninh ngày 6/4/2022. (Nguồn: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Ninh ngày 6/4/2022. (Nguồn: TTXVN)

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh ngày 6/4/2022 về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV nhiệm kỳ 2020 – 2025, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hoan nghênh và biểu dương sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu và những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Quảng Ninh đã đạt được trong thời gian qua, nhất là trong những năm gần đây. Quảng Ninh trở thành một trong những tỉnh tiêu biểu, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực, trở thành một điểm sáng về đổi mới của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng ở khu vực phía Bắc.

Đến nay, tỉnh Quảng ninh đã trải qua 60 năm xây dựng và phát triển mọi mặt kinh tế xã hội, 36 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là trong hơn 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Trong 5 năm qua, Quảng Ninh đã ban hành 19 chính sách riêng về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, yếu thế; từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền.

Tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành đưa điện lưới quốc gia đến 100% các thôn, bản vùng cao, biên giới và các đảo có người dân sinh sống. Bên cạnh đó, mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Diện mạo thành thị và nông thôn của tỉnh được thay đổi rõ rệt, nhất là tại các khu vực đặc biệt khó khăn, nông thôn, miền núi, biên giới, biển, đảo.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương; trên nền tảng kết tinh của các thế hệ; Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã không ngừng nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, dấu ấn nổi bật trên mọi phương diện; tạo bước phát triển bứt phá, đưa Quảng Ninh từ một địa phương nằm trong tình trạng yếu kém, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương trở thành một trong những tỉnh công nghiệp, dịch vụ năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực.

Biểu hiện cụ thể, trong 7 năm liên tục 2016 – 2022, tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng GRDP trên hai con số, tốc độ đô thị hóa đứng ở tốp đầu cả nước chỉ sau các thành phố trực thuộc Trung ương. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện đáng kể; quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững hơn.

Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh thực hiện tốt các mục tiêu, như chính trị ổn định, xã hội trật tự, giữ vững kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh; quốc phòng, an ninh được bảo đảm, chủ quyền biên giới, biển, đảo quốc gia được giữ vững, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Đặc biệt, trải qua 03 năm COVID-19, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều quyết sách khoa học, đúng đắn, táo bạo, sát thực tiễn, phát huy hiệu quả, giữ vững địa bàn “An toàn - Ổn định - Phát triển trong trạng thái bình thường mới”.

Tỉnh Quảng Ninh ngày nay hiện đang dẫn đầu về tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực. (Nguồn: Vneconomy)

Tỉnh Quảng Ninh ngày nay hiện đang dẫn đầu về tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực. (Nguồn: Vneconomy)

Trong 9 tháng đầu năm 2023, dù chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế khó khăn sau đại dịch và những tác động của việc biến động giá nguyên nhiên liệu (than, xăng dầu) trên thế giới, nhưng tỉnh Quảng Ninh vẫn đạt được nhiều kết quả tốt trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt chú trọng, bám sát chủ đề công tác năm 2023 là “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân.

Cụ thể, theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh, mức tăng trưởng các chỉ tiêu ngành Công thương được giao đều cơ bản đạt và vượt và có lĩnh vực còn tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Công tác phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương được duy trì thường xuyên và kịp thời đối với các hoạt động công nghiệp – thương mại trên địa bàn. Đồng thời, công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được triển khai quyết liệt, theo hướng giảm thủ tục, giảm thời gian giải quyết, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Có thể thấy, những thành tựu mà tỉnh Quảng Ninh đạt được thời gian vừa qua có dấu ấn không nhỏ của việc đổi mới tư duy nhận thức, xác định tầm nhìn trong chủ trương và hành động cũng như vun đắp và nuôi dưỡng khát vọng vươn lên.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh chương trình Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tuyên truyền giới thiệu về biển, đảo Việt Nam tại Quảng Ninh

(PLVN) -  Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình biển Đông.

Đọc thêm

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi
(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Quảng Ninh

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế Trung ương do ông Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ
(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin Hàn Quốc (KISA)

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc.
(PLVN) - Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) tham dự Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam năm 2024 do ông Lee Sang Jung - Chủ tịch KISA Hàn Quốc làm Trưởng đoàn, đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội hợp tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.