Quảng Ninh phải chi ngân sách thêm cho Ban quản lý Vịnh Hạ Long 32 tỷ đồng trong năm 2021

Trụ sở "siêu Ban quản lý Vịnh Hạ Long".
Trụ sở "siêu Ban quản lý Vịnh Hạ Long".
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù là đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo 100% chi thường xuyên, nhưng trong năm 2021, với lý do “ảnh hưởng Covid – 19”, tỉnh Quảng Ninh đã phải chi thêm ngân sách 32 tỷ đồng để chi trả lương tối thiểu cho 352 viên chức, người lao động và chi phí hành chính.

Nhằm bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long mà trọng tâm là khu vực Di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận, từ năm 1995 Ban Quản lý vịnh Hạ Long chính thức được thành lập. Sau gần 30 hoạt động, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã bộc lộ không ít tồn tại, bất cập.

Bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả ?

Hàng loạt sai phạm tại Ban Quản lý (BQL) Vịnh Hạ Long đã được UBND TP Hạ Long chỉ ra qua thanh tra công tác quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách năm 2015.

Thanh tra công tác thực hiện thu, nộp phí và quản lý các dịch vụ phục vụ khách thăm quan trên vịnh, đoàn thanh tra khẳng định, ngoài Công ty Cổ phần Dịch vụ Vịnh Hạ Long, các đơn vị kinh doanh dịch vụ còn lại đều hoạt động trái phép (có phương án kinh doanh nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà chỉ được sự chấp thuận của BQL Vịnh Hạ Long). Việc BQL Vịnh Hạ Long tự duyệt phương án và chấp thuận cho 6 đơn vị, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ tại một số khu vực trên Vịnh là trái thẩm quyền.

Theo quy định, BQL Vịnh Hạ Long được phép tổ chức thu hoặc hợp đồng với các tổ chức thu các loại phí như: Phí sử dụng mặt nước, phí neo đậu nghỉ đêm trên Vịnh. Tuy nhiên, do chưa xây dựng được mức phí để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nên đến nay BQL Vịnh Hạ Long vẫn chưa triển khai thực hiện, do đó đã gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. BQL Vịnh Hạ Long cũng chưa thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các hoạt động dịch vụ trên Vịnh dẫn tới các hoạt động này chủ yếu diễn ra tự phát, thiếu sự kiểm soát, làm thất thu ngân sách.

Đoàn thanh tra cũng khẳng định, trong công tác chi thường xuyên, BQL Vịnh Hạ Long đã không thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; nhiều nội dung chi sai, chứng từ không đầy đủ theo quy định. Cụ thể, chi bồi dưỡng cho công tác chống thất thu và chi hỗ trợ kinh phí đoàn đi thực tế học tập kinh nghiệm hơn 157 triệu đồng không đúng quy định; chi thừa, chi sai cho ông Phạm Đình Huỳnh (Phó trưởng BQL Vịnh Hạ Long) học lớp cao học hành chính hơn 4,5 triệu đồng.

Hàng loạt các khoản chi khác, BQL Vịnh Hạ Long chi không hợp lý như: Chi bồi dưỡng cán bộ nhân viên (CBNV) kiểm tra và tham gia quản lý dịch vụ chụp ảnh hơn 133,6 triệu đồng; chi tiền bồi dưỡng cán bộ tham gia quản lý dịch vụ chèo đò hang Luồn gần 94 triệu đồng. Ngoài ra, BQL cũng đã chi nhiều khoản không đúng quy định như: Chi hỗ trợ đời sống CBNV 372 triệu đồng; chi tiền thưởng công tác phục vụ thu phí quý I/2015 hơn 781 triệu đồng; không tự tổ chức mà thuê công ty du lịch tổ chức cho CBNV trong cơ quan đi học tập kinh nghiệm 10 đợt với kinh phí hơn 845 triệu đồng.

BQL Vịnh Hạ Long cũng đã có hàng loạt nội dung chi không đúng trình tự, quy định của Luật Đấu thầu như: Chi sửa chữa, mua vật tư cho các trung tâm gần 1,1 tỷ đồng; in ảnh bằng tiếng Anh 75 triệu đồng; trả tiền in vé tham quan Vịnh hơn 566 triệu đồng; mua bảo hiểm tàu, xuồng hơn 368 triệu đồng; mua sắm hệ thống âm thanh hơn 99 triệu đồng.

Trong năm 2015, BQL Vịnh Hạ Long được UBND tỉnh cấp gần 5 tỷ đồng tiếp tục giải ngân 3 dự án, công trình. Đến thời điểm thanh tra, đơn vị đã giải ngân số tiền hơn 4,2 tỷ đồng. Đoàn thanh tra khẳng định, công tác đầu tư, quản lý dự án, công trình của BQL Vịnh Hạ Long để xảy ra nhiều sai phạm.

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đơn vị đã vi phạm Luật Đấu thầu; giai đoạn thực hiện dự án, vi phạm Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật về dự án đầu tư xây dựng trong giám sát, thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành; công tác quyết toán, nhiều hạng mục lập quyết toán chưa đúng (tăng khối lượng, áp dụng sai đơn giá). Cá biệt, BQL đã chia nhỏ các gói thầu tại công trình tẩy xóa chữ viết, vết bẩn hang Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Hồ Ba Hầm có tổng giá trị dự toán được phê duyệt hơn 351 triệu đồng, dẫn đến việc lựa chọn, đánh giá năng lực của nhà thầu thi công không đúng theo quy định.

Dự án cải tạo, nâng cấp bến cập tàu tại động Mê Cung chưa có đánh giá tác động môi trường

Dự án cải tạo, nâng cấp bến cập tàu tại động Mê Cung chưa có đánh giá tác động môi trường

Còn dự án cải tạo, nâng cấp bến cập tàu tại động Mê Cung và hang Tiên Ông được thực hiện theo "Quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long" của UBND tỉnh Quảng Ninh và đã có báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Ban Quản lý Vịnh Hạ Long làm chủ đầu tư, tuy nhiên quá trình thực hiện chưa có đánh giá tác động môi trường.

Đối với các công trình xây dựng bến cặp tàu tại khu vực Hòn Cỏ và tại hòn Cây Chanh (khu vực Hang Thầy) do Công ty cổ phần du thuyền Đông Dương thực hiện nâng cấp, cải tạo trên cơ sở bến cập tàu cũ (từ tháng 9/2016) khi chưa được phép của các cơ quan chức năng, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đề nghị thành phố Hạ Long yêu cầu công ty CP du thuyền Đông Dương khắc phục những sai phạm, di chuyển toàn bộ trang thiết bị ra khỏi khu vực này. Đối với hệ thống kè đập phía sau đảo Đầu Gỗ; công trình kè đập và một số hạng mục phụ trợ tại hang Hanh; công trình kè đập tại hòn Vụng Ba Cửa, Vụng Ong và Bãi cát Vụng Hà.

Trước đó, đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh Quảng Ninh về vấn đề quản lý các công trình xây dựng trên Vịnh Hạ Long, đặc biệt đoàn công tác đã rà soát toàn bộ thủ tục và các vấn đề liên quan tới các công trình xây dựng trên vịnh Hạ Long, lập biên bản, báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét.

Trái với kỳ vọng mà tỉnh Quảng Ninh đã giao cho Ban Quản lý vịnh Hạ Long là bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long, đến nay “ siêu Ban” này có đến 10 đơn vị trực thuộc bao gồm: Văn phòng; Phòng nghiệp vụ - Nghiên cứu; Phòng Kỹ thuật và tu bổ, tôn tạo cảnh quan; Đội Kiểm tra, xử lý vi phạm trên vịnh Hạ Long; Trung tâm Cứu nạn, cứu hộ vịnh Hạ Long; Trung tâm Hướng dẫn và điều hành du lịch vịnh Hạ Long; Trung tâm Bảo tồn I; Trung tâm bảo tồn II; Trung tâm Bảo tồn III, và 352 viên chức, người lao động.

Năm 2021, tỉnh Quảng Ninh đã phải chi thêm ngân sách 32 tỷ đồng để chi trả lương tối thiểu cho 352 viên chức, người lao động và chi phí hành chính cho Ban Quản lý vịnh Hạ Long. Trong khi một huyện trung tâm của tỉnh Quảng Ninh là huyện Đầm Hà chỉ có 8 xã 1 thị trấn với khoảng 200 công chức, với chi quỹ lương cấp xã chưa đến 20 tỷ đồng.

Dư luận cho rằng, mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đề án 25 về tinh giản biên chế, quyết định phê duyệt Đề án đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế của Ban quản lý Vịnh Hạ Long. Nhưng năm 2021, tỉnh Quảng Ninh đã phải chi ngân sách 32 tỷ để duy trì một “siêu ban” sự nghiệp công lập đảm bảo 100% chi thường xuyên, với 10 phòng ban, 352 viên chức, người lao động là một điều trăn trở.

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục thông tin những ý kiến chuyên gia về vấn đề này đến độc giả.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.