Quảng Ninh: Điểm sáng mới về môi trường kinh doanh

Quảng Ninh: Điểm sáng mới về môi trường kinh doanh
(PLO) - Là địa phương đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đánh giá, tỉnh Quảng Ninh đã có những giải pháp tích cực để dòng vốn của doanh nghiệp liên tục chảy về với tỉnh.

Cách đây 9 năm, Quảng Ninh đứng thứ 27 trong bảng xếp hạng PCI toàn quốc. Đến năm 2013, 2014, tỉnh đã bứt phá ngoạn mục vươn lên xếp thứ 4, thứ 5 và vươn lên giành vị trí thứ 3 trong năm 2015. Để PCI tiếp tục đi vào thực chất, cải thiện, nâng cao chất lượng các chỉ số, xứng đáng với sự vinh danh của doanh nghiệp, từ đầu năm 2016, Quảng Ninh đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Năm 2016, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ninh  hết sức quyết liệt và tiếp tục có nhiều đổi mới, linh hoạt. Đặc biệt, tỉnh đã bám sát Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, coi đây là chìa khóa để tạo sức hút dòng vốn đầu tư vào tỉnh.

Để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, năm 2016, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khảo sát và thực hiện bộ chỉ số DDCI, với đối tượng khảo sát mở rộng tới 14 huyện, thị xã, thành phố và 15 sở, ngành trên toàn tỉnh. Bộ chỉ số DDCI năm 2016  bổ sung tiêu chí đánh giá trách nhiệm, xếp hạng của người đứng đầu từng địa phương, sở, ngành. Đây là hành động quyết liệt của tỉnh Quảng Ninh trong việc xây dựng môi trường kinh doanh tốt nhất bằng việc trao cho cộng đồng doanh nghiệp những công cụ hữu dụng để cải thiện chính hoạt động của bộ máy công quyền, tạo ra một hệ thống hành chính công phục vụ doanh nghiệp tốt hơn. 

Với những hành động quyết liệt và thực chất, tỉnh Quảng Ninh đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong cải cách hành chính như: thời gian đăng ký doanh nghiệp giảm từ 3 ngày theo Luật Doanh nghiệp xuống còn 2 ngày; giảm 50-60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh; thời gian thông quan hàng hoá trung bình đối với hàng xuất khẩu là 21 giờ 34 phút 21 giây, trung bình đối với hàng nhập khẩu là 39 giờ 45 phút 13 giây; thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan tối đa không quá 45 ngày; các chỉ tiêu hoàn thuế, quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế, thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 99%, nộp thuế điện tử tối thiểu đạt 95%.

 Đến thời điểm hiện tại, có 1.193 thủ tục hành chính (chiếm 100%) được công khai tại trung tâm hành chính công các cấp; toàn tỉnh có 1.085 thủ tục được đăng ký trực tuyến, đã cắt giảm 40% thời gian giải quyết thủ tục cho người dân và doanh nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không quá một lần/năm/doanh nghiệp.

Để hỗ trợ doanh nghiệp một cách tích cực nhất thông qua một cơ chế tương tác hiệu quả giữa lãnh đạo địa phương với cộng đồng doanh nghiệp, nhiều mô hình tương tác đã được triển khai trong thực tế như việc tiếp xúc thường kỳ của UBND tỉnh; các sở, ngành, địa phương đã chủ động tổ chức gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp, giải quyết các khó khăn ngay từ cơ sở và cả những cuộc đối thoại không gian mở giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp qua những cuộc tiếp xúc theo mô hình “Cafe Doanh nhân”.

Những đổi mới triệt để và hành động mang tính thực tế cao của tỉnh Quảng Ninh đã thực tạo thiện cảm với doanh nghiệp và Quảng Ninh đã gặt hái được kết quả tích cực trong việc phát triển doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn như Sun Group, Vingroup, My Way đã chọn Quảng Ninh để thự hiện nhiều dự án lớn, góp phần tạo ra một diện mạo mới với nhiều khởi sắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Phó Thống đốc thường trực NHNN phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Để triển khai Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời tổng hợp, công bố chung các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuộc đề án để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.

Chủ động nắm bắt UKVFTA: Chìa khóa để doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Anh

Ông Ngô Chung Khanh - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương).
(PLVN) - Theo ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt hơn nữa dư địa thị trường và lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA), để xuất khẩu sang Anh sớm đạt mốc 10 tỷ USD.

Tham gia FTA: Cần gói hỗ trợ riêng để doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội xuất khẩu

Cơ quan nhà nước, chuyên gia, hiệp hội bàn luận về tình hình thực thi và tận dụng các FTA của doanh nghiệp.
(PLVN) - Việc tham gia các FTA như EVFTA, CPTPP, UKVFTA mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, nhưng cũng kèm theo những thách thức về tiêu chuẩn khắt khe và rào cản kỹ thuật. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, cần có riêng một gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu nhằm tận dụng được yêu cầu của các FTA.