Quảng Nam: Xin giúp đỡ gia đình nghèo có 3 đứa trẻ nhiễm chất độc da cam

Ba người con tật nguyền của vợ chồng ông Ba, bà Cúc
Ba người con tật nguyền của vợ chồng ông Ba, bà Cúc
(PLO) -Sinh 6 đứa con thì 3 đứa con bị chất độc màu da cam. Vợ chồng ông Phạm Phú Ba (55 tuổi)) và bà Lê Thị Cúc (54 tuổi, ngụ tổ 4, thôn Bình Tân, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) phải thắt lưng buộc bụng nuôi các con. Bao nhiêu năm qua, gia đình này vẫn chưa thoát cảnh khốn khó nghèo nàn ở vùng quê ven biển miền Trung.

3 lần sinh 3 lần khóc cạn nước mắt

Con đường vào nhà ông Ba phủ đầy cát trắng. Theo lời kể của ông Ba, ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở làng chài ven biển, quanh năm bán mặt cho nước, bán lưng cho trời, sống cảnh lênh đênh trôi nổi.

Năm 1982, ông Ba nhập ngũ và làm nhiệm vụ bảo vệ tại sân bay Đà Nẵng. Kết thúc hai năm quân ngũ, ông trở về quê hương và kết duyên cùng bà Lê Thị Cúc, người cùng quê, cũng có gia cảnh không khá hơn là mấy. Nhận thấy sự khó nhọc, nghèo nàn ở vùng quê, của gia cảnh, cả hai vợ chồng đều tu chí làm ăn. 

Bốn năm sau, vợ ông mang thai, cả gia đình như vỡ òa trong hạnh phúc khi bà Cúc sinh đứa con đầu lòng. Niềm vui có tiếng trẻ con khóc, có đứa con để bồng bế, gọi ba gọi mẹ làm cho ông bà có thêm niềm tin và nghị lực để xây dựng cuộc sống.

Thế nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì cả gia đình ông như chết lặng, khi vừa tròn hai tháng, người con Phạm Văn Tư (1988) bắt đầu có những biểu hiện khác thường, chỉ nằm yên một chỗ, chân tay bắt đầu teo lại, không cử động, mắt cứ đảo liên tục, tầm nhìn bị hạn chế… biểu hiện giống hệt những người bị nhiễm chất độc màu da cam. 

Vợ chồng ông Ba đưa con đi khám bác sĩ, được kết luận con bị dị tật bẩm sinh. Ông Ba khụy xuống nơi hành lang bệnh viện. Trời đất quay cuồng, bao nhiêu ước mơ, hy vọng đều trôi theo những giọt nước mắt đắng chát.

Ngày qua ngày, vợ chồng ông cứ nuôi hy vọng, biết đâu bác sĩ nói nhầm, biết đâu bệnh của con không phải như thế. Cả hai tiếp tục vay mượn tiền, chạy đôn chạy đáo khắp nơi mong tìm cách chữa trị cho con. Cứ nơi đâu có người mách, vợ chồng ông Ba lại đưa con đến đó cứu chữa, nhưng tất cả đều vô vọng khi bệnh tình của con không thuyên giảm mà tiền bạc đều theo đó mà ra đi.

Quá đau khổ cho cảnh đời bất hạnh của gia đình, cho số phận của đứa con trai đầu lòng, 4 năm sau, ông bà tiếp tục sinh thêm một người con, đặt tên là Phạm Văn Thương. Ông Ba hi vọng ông trời thương cho hoàn cảnh, thương cho sự mong mỏi mà cho đứa con khỏe mạnh, nên người.

Niềm hi vọng cứ theo đó mà lớn lên, nhưng hi vọng bao nhiêu lại càng thất vọng bấy nhiêu. Khi được hai tháng tuổi, đứa con này cũng có những biểu hiện giống hệt của người anh. Gia đình lại tiếp tục chạy đôn chạy đáo đưa hai đứa con đi khám khắp nơi rồi lại quay về với nỗi đau và nước mắt.

Niềm hi vọng đặt vào đứa con thứ 3 là Phạm Văn Triều (1998) lại tiếp tục bị dập tắt khi Triều có biểu hiện giống những người anh trước. Ba lần nuôi hi vọng đều phải thất vọng, vợ chồng ông Ba đau xót nhìn gia cảnh bần hàn và những đứa con bệnh tật. Giờ đây, ba người con vẫn ngã nghiêng, lăn lóc khắp nhà, cứ ú ớ không thành tiếng, như một đứa trẻ lên ba chỉ chờ vào sự chăm sóc của bố mẹ.

 “Khi mới sinh ra, đứa nào cũng vậy, thân thể bụ bẫm làm chúng tôi đầy hi vọng, nhưng rồi cứ được hai, ba tháng thì đứa nào đứa nấy đều có biểu hiện của chất độc màu da cam, chân tay bắt đầu teo lại… Lúc đó tim tôi thắt lại”, bà Cúc nói trong nước mắt. 

Còng lưng nuôi đàn con tật nguyền

Đành chấp nhận số phận, hai ông bà vẫn cố gắng làm ăn để nuôi lớn các con qua ngày. Ông Ba ra sức bám biển đánh cá, bà Cúc gánh vác tất cả công việc trong nhà cộng thêm cứ ai kêu việc gì thì làm nấy, không quản nặng nhẹ để cố gắng kiếm đồng ra đồng vào để nuôi 3 đứa con tật nguyền. 

Thời gian trôi qua, 3 người con ngày càng lớn lên. Cái ăn, cái mặc ngày càng tốn kém, lại thêm việc chăm sóc các con ngày càng vất vả hơn, tiền thuốc thang thì cứ lớn dần theo năm tháng. Ông bà chạy vạy hàng xóm khắp nơi để vay tiền nhưng khoảng vay trước trả chưa xong, khoản vay sau đã ập tới, nợ trước chồng nợ sau, nên chẳng thể nào mà vay thêm được. 

“Ai thấy hoàn cảnh mình khó khăn cũng thương tình cho vay, mỗi người một ít, nhưng giờ mình nợ người ta nhiều quá nhiều rồi thì ai mà cho mượn nữa, nhưng mà không mượn thì lấy tiền đâu nuôi nỗi ba đứa con đây”, bà Cúc nghẹn ngào chia sẻ.

Không những còng lưng nuôi đàn con tật nguyền, gia đình ông Ba còn phải lo lắng, chăm sóc cho người chị câm điếc, rối loạn thần kinh. Cuộc sống khó khăn nay càng khó khăn hơn.

Hôm PV đến cũng là lúc ông Ba trở về sau chuyến đi biển 20 ngày. Vừa về đến nhà, ông Ba đặt vội chiếc ba lô xuống đất rồi lại tất tả chăm con cùng vợ. Người đút cho đứa này ăn, người lau mặt cho đứa kia, rồi lại cùng nhìn nhau thở dài. 

Ông kể, vợ ông 6 lần sinh nở, cũng may sau 3 người con tật nguyền thì 3 người con sau đều khỏe mạnh. Nhưng cảnh nhà cơ cực, cả 3 người con sau đều không được học hành đến nơi đến chốn, phải sớm ra đời mưu sinh. 

“Tụi hắn xa quê, đi làm thuê làm mướn. Đổ mồ hôi sôi nước mắt cũng chẳng kiếm được mấy đồng, may sao cũng nuôi được bản thân, nên chẳng giúp được gì cho cha mẹ và các anh”, ông Ba thở dài.

Người đàn ông kể, ba đứa con ngờ nghệch của ông ngày một lớn lên, bệnh cũng trở nên nặng hơn. Trong khi đó việc đánh bắt trên biển ngày một khó khăn hơn nên việc kiếm tiền nuôi các con cũng trở thành nỗi lo thường trực.

“Rất may” gia đình ông thuộc hộ nghèo được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm nên tiền thuốc thang cho những đứa con bị đau ốm cũng được nhờ. Việc lo nhất bây giờ của ông là khi vợ chồng ông già đi, những đứa con chẳng biết nương nhờ vào ai.

Sau khi chăm sóc những đứa con thơ, ông Ba lại tất tả ra vườn đào đất trồng thêm mớ rau, chăm thêm mớ cà, để những ngày lênh đênh trên biển sau này, vợ con ông ở nhà còn có cái mà ăn. 

“Bây giờ còn khỏe mạnh, còn cố gắng mà chăm lo cho con, cho chị của tui được. Sau này, khi hai vợ chồng tui già yếu rồi, không biết 4 cô cháu nó làm sao mà sống”, ông Ba thở dài, buông ánh mắt xa xa đến phía chân trời như hi vọng một mai, khi bình minh thức dậy, một phép màu sẽ hiện đến cứu cánh gia đình ông thoát khỏi gia cảnh đau lòng này.

Người dân làng chài ven biển này đều biết gia cảnh ông Ba. Một người hàng xóm bày tỏ: “Dân ở đây ai cũng thương gia đình ông Ba, có 6 người con nhưng có đến 3 đứa con bị chất độc màu da cam. Mọi người luôn động viên gia đình ông vượt qua khó khăn, tiếp tục cố gắng nuôi dưỡng các con. Nhưng vì hoàn cảnh ở làng ven biển này ai cũng nghèo nên không thể giúp gì được”. 

Bạn đọc hảo tâm giúp đỡ gia đình vợ chồng ông Ba, bà Cúc xin gửi về địa chỉ: Bà Lê Thị Cúc, tổ 4, thôn Bình Tân, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, số điện thoại 01645349152

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.