Quảng Nam đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án 'trọng điểm của trọng điểm' hơn 2.700 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính về việc đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam có tổng vốn đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng mới ký tờ trình gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 - 2027 theo Quyết định 396 của Thủ tướng Chính phủ thành từ năm 2022-2030.

Quảng Nam đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án "Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam" sang giai đoạn 2022-2030. (Ảnh: Công Huy).

Quảng Nam đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án "Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam" sang giai đoạn 2022-2030. (Ảnh: Công Huy).

Về lý do điều chỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 396 năm 2022 và UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 574 năm 2024, theo đó thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 - 2027. Tuy nhiên, đến nay dự án chưa được ký kết Hiệp định với Nhà tài trợ Ngân hàng Thế giới (WB).

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới đang thực hiện các thủ tục để đề xuất đàm phán Hiệp định dự án. Để có đủ thời gian thực hiện hoàn thành dự án, trên cơ sở ý kiến của Ngân hàng Thế giới, UBND tỉnh Quảng Nam trình Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để tổ chức triển khai đảm bảo theo quy định.

Như BáoPháp luật Việt Nam đã thông tin, dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam là dự án nhóm A với tổng vốn thực hiện 118,7 triệu USD, tương đương hơn 2.700 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay WB 79,12 triệu USD (hơn 1.800 tỷ đồng); vốn đối ứng 39,58 triệu USD (hơn 900 tỷ đồng).

Dự án sẽ thực hiện nạo vét sông Trường Giang và xây dựng mới 6 cây cầu vượt sông Trường Giang. Dự án thực hiện trên địa bàn các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và TP Tam Kỳ với tổng chiều dài tuyến luồng khoảng 60km.

Dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam có tổng vốn đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng. (Ảnh: Công Huy).

Dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam có tổng vốn đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng. (Ảnh: Công Huy).

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, đây là dự án động lực của tỉnh. Dự án này sẽ tạo điều kiện phát triển vùng Đông của tỉnh, đồng thời sẽ tăng cường kết nối, loại bỏ các trở ngại về cơ sở hạ tầng của các khu kinh tế trọng điểm ven biển, tạo ra một hệ thống giao thông thông suốt đồng bộ góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

“Đây là dự án “trọng điểm của trọng điểm”, “động lực của động lực”. Nếu làm tốt dự án này sẽ tạo điều kiện nguồn lực vững vàng để vùng đông tỉnh Quảng Nam bứt phá phát triển trong tương lai gần. Phải khẳng định như vậy chứ không của riêng địa phương nào. Chúng ta phải thực hiện tốt, quyết tâm, phải nắm bắt cơ hội này”, ông Dũng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.