Quảng Bình tiếp tục quan tâm công tác trồng và bảo vệ rừng

Người dân xã Hóa Sơn (Minh Hóa) trồng rừng bằng các giống cây rừng bản địa để nâng cao giá trị, bảo vệ môi trường
Người dân xã Hóa Sơn (Minh Hóa) trồng rừng bằng các giống cây rừng bản địa để nâng cao giá trị, bảo vệ môi trường
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thời gian qua, với sự phát triển của phong trào trồng cây, trồng rừng bên cạnh đem lại lợi ích về môi sinh, môi trường, hạn chế thiên tai, lũ lụt, còn tạo ra nhiều lợi ích kinh tế, thu nhập từ rừng, quan trọng hơn là đã góp phần hình thành, phát triển nền công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn.

Theo đó, kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Quảng Bình chuyển đổi từ khai thác tài nguyên rừng sang bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng mới, kinh doanh lâm nghiệp toàn diện, hình thành các giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng, sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi, gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái, quốc phòng-an ninh và an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo thống kê của Chi Cục kiểm lâm Quảng Bình, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã trồng được 5.180,70 ha, tăng 269 ha so với cùng kỳ năm 2020, đạt tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 67,88% đứng thứ 2 cả nước. Những năm gần đây, bình quân tăng trưởng ngành lâm nghiệp của tỉnh đạt trên 10%/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động làm nghề rừng. Hiện nay, Quảng Bình là một trong những tỉnh có diện tích rừng trồng làm nguyên liệu ổn định và công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng phát triển khá, trung bình mỗi năm cung cấp hơn 400.000 m3 nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn.

Người dân có việc làm, tăng thu nhập, có trách nhiệm hơn với rừng, sống dựa vào rừng để bảo vệ rừng.

Người dân có việc làm, tăng thu nhập, có trách nhiệm hơn với rừng, sống dựa vào rừng để bảo vệ rừng.

Việc thực hiện hiệu quả các giải pháp trồng, bảo vệ và phát triển rừng đã không chỉ làm tăng nhanh diện tích các loại rừng của tỉnh mà còn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng. Ông Nguyễn Văn Long - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho biết: “Những năm qua, nhờ phát triển lâm nghiệp bền vững đã đưa lại hiệu quả nhiều mặt. Các nhà máy chế biến lâm sản được đảm bảo nguồn nguyên liệu; người dân có việc làm, tăng thu nhập, có trách nhiệm hơn với rừng, sống dựa vào rừng để bảo vệ rừng. Môi trường sinh thái cũng nhờ rừng mà được cải thiện đáng kể...”.

Từ đầu năm đến nay, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai nhiệm vụ. Tuy nhiên, đơn vị đã khắc phục khó khăn, triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ cơ cấu diện tích 3 loại rừng. Đến nay, phần nhiều diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của tỉnh được giao khoán bảo vệ, khoán khoanh nuôi tái sinh cho hộ dân, cộng đồng dân cư sống gần rừng để người dân có thêm thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống, gắn trách nhiệm của người dân sống gần rừng với việc giữ rừng. Nhờ đó, rừng được bảo vệ tốt hơn, nhiều diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt được phục hồi, các vụ vi phạm lâm luật từ đầu năm đến nay giảm đáng kể.

Lực lượng kiểm lâm tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng.

Lực lượng kiểm lâm tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, đơn vị đã chủ động hướng dẫn cấp chứng chỉ rừng cho các đối tượng là doanh nghiệp và hộ gia đình. Việc cấp chứng chỉ rừng đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng, chú trọng đến nguồn gốc, chất lượng giống và áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ, đảm bảo ổn định đầu ra cho các sản phẩm từ rừng, góp phần giải quyết nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến hàng hóa xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Với diện tích rừng trồng sản xuất hiện có và năng suất ngày càng nâng cao đã cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh hoạt động có bước trưởng khá.

Trong thời gian tới, trước yêu cầu ngày càng cao việc sử dụng hiệu quả từ rừng và đất rừng, đóng góp tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẳn có. Ngành lâm nghiệp Quảng Bình đã có bước chuyển mình từ trong nhận thức để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân. Với sự đồng hành, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân, kinh tế lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế là ngành kinh tế phát triển nhanh, bền vững, đóng góp quan trọng cả về kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng- an ninh của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.