Quảng Bình: Gồng mình khẩn trương chống “siêu bão“

 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Bình kiểm tra công tác phòng chống bão tại cảng La, tỉnh Quảng Bình.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Bình kiểm tra công tác phòng chống bão tại cảng La, tỉnh Quảng Bình.
(PLO) - Chính quyền và nhân dân toàn tỉnh Quảng Bình đang tập trung, gồng mình triển khai các phương án phòng, chống bão số 10 – cơn bão dự đoán có sức tàn phá lớn nhất trong nhiều năm qua.

Đình hoãn những họp, việc không cần thiết

Ngày 14/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã phát đi công văn hỏa tốc khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống cơn bão số 10 gửi các huyện thị, thành phố, cơ quan, đơn vị. Công văn nêu rõ: Dự báo, bão sẽ tiếp tục mạnh lên, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão có thể đạt cấp 12-13, giật cấp 15. Từ ngày 15 đến 16/9 bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền.

Đây là cơn bão rất mạnh, diễn biến phức tạp và có khả năng ảnh hưởng lớn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Ban cán sự đảng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các huyện thị, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm việc chủ động đối phó với bão số 10. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa, tài sản, bảo vệ cây cối, hoa màu, tàu, thuyền, thủy sản và triển khai các biện pháp cần thiết để phòng, chống bão, giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ gây ra; Đình hoãn các cuộc họp và những công việc chưa thật sự cần thiết để tập trung cao cho công tác phòng, chống bão; Căn cứ tình hình để chủ động cho học sinh nghỉ học; Tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi, thông báo cho tất cả các tàu thuyền nắm tình hình của bão, kêu gọi tất cả khẩn cấp về nơi tránh trú bão…

Ngư dân Quảng Bình đưa tàu thuyền vào neo đậu và chằng néo, gia cố tại Khu neo đậu Cửa Phú, xã Bản Ninh, TP. Đồng Hới.
Ngư dân Quảng Bình đưa tàu thuyền vào neo đậu và chằng néo, gia cố tại Khu neo đậu Cửa Phú, xã Bản Ninh, TP. Đồng Hới.

Sau cuộc họp chủ trì hội nghị trực tuyến ứng phó bão số 10 tại Hà Nội, trưa 14/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác Chính phủ đã vào Quảng Bình trực tiếp chỉ đạo ứng phó với cơn bão lớn này. Phó Thủ tướng đi kiểm tra khu neo đậu tàu thuyèn tại Cửa Gianh, nơi hàng nghìn phương tiện của ngư dân Quảng Bình và các địa phương lân cận đã vào tránh trú bão an toàn. Theo báo cáo, đến đêm nay (14/9), toàn bộ các phương tiện đang hoạt động trên biển sẽ vào bờ.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ đội Biên phòng, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với chủ tàu, gia đình ngư dân để liên hệ, hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân vào tránh trú bão an toàn. Đặc biệt, cần thường xuyên kiểm tra, có các biện pháp chằng néo tàu thuyền tại nơi neo đâu đảm bảo an toàn. Đối với ngư dân các tỉnh bạn, cần có sự hỗ trợ về nơi trú ẩn, thức ăn, nước uống... Tại khu vực đê biển cảng Hòn La, công nhân đang tích cực chuẩn bị bao cát để sẵn sàng ứng phó sự cố khi cần thiết. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao công tác chuẩn bị tích cực, chủ động của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, cần tuyệt đối không được chủ quan.

Tàu thuyền neo đậu tránh bão tại khu neo đậu Cửa Phú, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới.
Tàu thuyền neo đậu tránh bão tại khu neo đậu Cửa Phú, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới.

Chủ động ứng phó

Tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ ứng phó bão, đại diện tỉnh Quảng Bình cho biết còn 298 tàu đang đánh bắt trên biển. Tỉnh đã liên lạc và yêu cầu các tàu vào bờ an toàn. Hiện trên địa bàn tỉnh có trên 20.000 hộ cần di dời, sáng 15/9 tỉnh sẽ quyết định phương án. UBND tỉnh Quảng Bình luôn nhắc nhở các địa phương luôn luôn chủ động phòng chống theo phương châm “4 tại chỗ”. Tuy nhiên, việc bố trí tàu công suất lớn vào neo đậu tránh bão đang gặp bế tắc, đề nghị Chính phủ hỗ trợ Quảng Bình về trước mắt và lâu dài để xây dựng.

Người dân xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) chằng néo nhà cửa chống bão.
Người dân xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) chằng néo nhà cửa chống bão.

Từ sáng sớm 14/9, người dân các xã ven biển bãi ngang Đức Trạch, Nhân Trạch (huyện Bố Trạch); Hải Ninh (Quảng Ninh); Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc và Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy) đã huy động cả làng khiêng tàu thuyền, được coi là “gia sản” của họ vào sâu trong rừng dương, ngõ làng, bãi đất cao để tránh cơn bão số 10. Theo ghi nhận của Pháp luật Việt Nam, công tác ứng phó với cơn bão số 10 đã được lãnh đạo các địa phương và người dân Quảng Bình rốt ráo triển khai. Tại xã Nhân Trạch (Bố Trạch) đến thời điểm 14 giờ chiều nay, toàn bộ tàu thuyền, được xem là “gia sản” của ngư dân đã được huy động người dân cả làng cùng nhau khiêng lên neo đậu, chằng néo những nơi cao, khuất để tránh bão được an toàn.

Ở xã Ngư Thủy Bắc, ông Trần Quang Cả - Phó Chủ tịch UBND xã cũng cho biết, đến thời điểm này, toàn bộ 480 chiếc tàu thuyền của địa phương đã được lực lượng tại chỗ của xã và bà con ngư dân đưa vào nơi trú ẩn an toàn. Ông Cả cho biết thêm: “Ngoài việc đưa các phương tiện vào nơi neo đậu, chằng néo chỗ an toàn, xã chúng tôi cũng có 76 nhà tạm với 266 nhân khẩu sinh sống trong đó. Với các hộ này, chúng tôi cũng đặt trong tình trạng báo động, khi tình hình nguy hiểm, bà con sẽ được di tản đến nơi an toàn ngay”.

Công nhân tạm tháo dỡ những biển bảng du lịch của TP. Đồng Hới để tránh thiệt hại khi bão ập đến.
Công nhân tạm tháo dỡ những biển bảng du lịch của TP. Đồng Hới để tránh thiệt hại khi bão ập đến.

Do ảnh hưởng của bão, mưa lớn kéo dài và nước dâng cao nên Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (đơn vị thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng) đã có thông báo tạm ngừng đón khách tại các điểm du lịch của trung tâm từ ngày 15/9. Cụ thể, các điểm du lịch tạm ngừng đón khách là: động Phong Nha - Tiên Sơn, sông Chày - hang Tối, suối nước Moọc. Ban quản lý động Thiên Đường cho hay, đến đầu giờ chiều ngày 15/9, động Thiên Đường cũng sẽ tạm ngừng đón khách du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.