Quan tâm cuộc sống, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/6, thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu quan tâm về quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, góp ý về các biện pháp để đảm bảo cuộc sống, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng.

Góp ý về nguyên tắc đền bù, tái định cư khi thu hồi đất, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho biết, theo Tờ trình của Chính phủ về Điều 90 trong dự thảo Luật về nguyên tắc bồi thường, tái định cư đã bỏ phần người dân sau khi được đền bù thì có điều kiện cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước. Theo đại biểu, quy định như vậy không bám sát Nghị quyết số 18-NQ/TW.

“Trong tờ trình nói việc bỏ vấn đề này vì còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo tôi, giải thích như thế không thuyết phục, bởi vì chúng ta hiểu chưa đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW. Trong Nghị quyết số 18-NQ/TW có nêu cuộc sống của người dân được nhận đền bù bằng hoặc tốt hơn trước không có nghĩa đen là người ta sẽ phải có nhà to hơn hoặc đường vào thênh thang hơn hoặc lương cao hơn mà cuộc sống tốt hơn thì có nhiều chỉ số đánh giá. Chính vì hiểu không đúng nên dẫn tới Điều 95 là thu hồi đất nông nghiệp thì sau đó đền bù bằng nhà ở”, đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu cho rằng, ở đây, chúng ta mới quan tâm đến thu nhập cụ thể của họ, còn cuộc sống, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng thì chưa quan tâm.

"Vì nếu như người ta mất đất nông nghiệp nghĩa là người ta mất sinh kế. Chúng ta đền bù bằng nhà ở, người ta có thể mang nhà đó cho thuê để kiếm tiền, nhưng công việc hàng ngày người ta không có và đấy là ảnh hưởng đến đời sống, xã hội. Có thể tiền người ta thu nhập cao hơn nhưng cuộc sống người ta sẽ kém đi và đến một lúc nào đó người ta sẽ bán nhà đó để quy đổi thành tiền người ta tiêu, cuối cùng người ta lại trở thành vô gia cư. Cho nên, Điều 95 chúng ta cần phải hết sức lưu ý", đại biểu nói.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, không thể chỉ vì một vài ý kiến không hiểu về Nghị quyết, không thống nhất về cơ chế giá đền bù mà bỏ nguyên tắc này ra khỏi đền bù.

Cũng quan tâm đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, dự thảo Luật chưa có quy định về khái niệm xác định thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó, khái niệm bồi thường chưa chuẩn xác, chỉ quy định khái niệm bồi thường về đất, không có quy định khái niệm bồi thường thiệt hại về tài sản khác khi Nhà nước thu hồi đất.

Vẫn theo đại biểu, nội hàm của vấn đề bồi thường và hỗ trợ đang không có sự phân định rõ ràng, theo đó những vấn đề hỗ trợ hiện nay như hỗ trợ khi di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian tạm cư, hỗ trợ ổn định cuộc sống, hỗ trợ đào tạo nghề… thực chất là những thiệt hại mà người có đất bị thu hồi phải gánh chịu và Nhà nước buộc phải bồi thường chứ không phải là hỗ trợ.

Về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, theo đại biểu, dự thảo Luật cần tiếp tục bổ sung việc bồi thường thiệt hại tài sản gắn liền với đất phải theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự để vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân và vừa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự 2015.

“Bởi vì, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu nên nhà nước thu hồi đất thì có quyền áp dụng cơ chế bồi thường theo ý chí của nhà nước, thể hiện cụ thể trong phương án phê duyệt về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Song, đối với tài sản trên đất là nhà ở, công trình xây dựng, rừng cây thuộc sở hữu của người dân thì khi nhà nước thu hồi phải thực hiện cơ chế thỏa thuận dân sự về bồi thường thiệt hại chứ không thể theo phương thức áp đặt hành chính”, đại biểu nêu quan điểm.

Đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị xem xét bổ sung nguyên tắc tại Điều 86 dự thảo Luật Đất đai về trách nhiệm giải trình đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư.

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) nhấn mạnh, về vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng, cần hết sức minh bạch và sòng phẳng với dân.

Đại biểu Tô Văn Tám phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Tô Văn Tám phát biểu tại phiên họp.

Theo đại biểu, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Đảng về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất có quan điểm rất quan trọng là tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Trong khi đó, các quy định về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại Chương VI, Chương VII chưa có quy định nào thể hiện rõ tinh thần này và Điều 127 của dự thảo Luật cũng có nhiều nội dung chưa thuận lợi cho người dân.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cần xác định thu hồi đất hoàn toàn vì mục đích quốc gia, công cộng và thu hồi đất cho mục đích dịch vụ thương mại, dịch vụ thương mại đơn thuần lợi nhuận. Trường hợp hoàn toàn vì lợi ích quốc gia công cộng thì Nhà nước thu hồi và bồi thường, hỗ trợ theo các nguyên tắc tại Điều 90 của dự thảo Luật, đồng thời có chính sách khuyến khích, động viên để nhân dân tham gia.

“Trên thực tế đã có rất nhiều người dân là tự nguyện ủng hộ đất đai để làm đường, làm cầu, làm trường học... mà không đòi hỏi bồi thường hay hỗ trợ gì cả thì Nhà nước cần có thêm chính sách này để khuyến khích họ. Trường hợp thu hồi đất cho mục đích thương mại, dịch vụ đơn thuần lợi nhuận thì theo cơ chế thỏa thuận như quan điểm của Nghị quyết số 18-NQ/TW”, đại biểu nói.

Đại biểu đề nghị quy định về trường hợp này theo hướng người dân góp vốn bằng đất hoặc khi định giá đất thì người có đất thu hồi là một bên trong quá trình định giá, trường hợp không thỏa thuận được thì người bị thu hồi đất hoặc các bên có thể yêu cầu cơ quan tổ chức định giá độc lập; nếu không thỏa thuận được nữa thì nên yêu cầu tòa án giải quyết để tránh tình trạng giá nào cũng không chịu để đảm bảo đầy đủ.

Cùng về vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng này, đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang) đồng tình theo quy định trong dự thảo Luật nhưng đề nghị xem xét, đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và người quản lý, phải đảm bảo đồng thuận việc thu hồi đất và có sự tách bạch rõ ràng từ mục đích sử dụng đất.

“Nếu dự án nào thực hiện vì mục đích công cộng, vì quốc phòng, an ninh, nhà nước phải thu hồi bằng cơ chế chính sách. Còn đối với các dự án nhà ở xã hội, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và ngay cả các đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện tự chủ về mặt tài chính thì cần thỏa thuận với người sử dụng đất bị thu hồi theo cơ chế của thị trường”, đại biểu kiến nghị.

Đọc thêm

Cần bổ sung tiêu chuẩn 'đầu vào' đối với nguồn đào tạo giáo viên

Quang cảnh phiên làm việc sáng 20/11. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để đáp ứng vai trò, vị trí của nhà giáo, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn đầu vào đối với nguồn đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo nguồn giáo viên, tránh tình trạng như nhiều năm qua, việc tuyển sinh đối với nhiều cơ sở đào tạo nguồn giáo viên có đầu vào gần như thấp nhất theo tiêu chuẩn xét tuyển so với nhiều ngành, lĩnh vực.

Bài cuối: Nghiên cứu hoàn thiện quy định về hoạt động “tái giám sát”

Một cuộc làm việc với các Bộ, ngành của Đoàn giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 -2021”. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Với hoạt động “tái giám sát” hay “giám sát lại” lần đầu tiên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai vừa qua đã nhận về nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ. Cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để hoạt động này mang lại hiệu quả, thiết thực, nhất là trong lĩnh vực sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vốn đòi hỏi phải tiến hành khẩn trương để phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp.

Bài 4: Giám sát lại - thể hiện trách nhiệm đến cùng việc thực hiện các yêu cầu về sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tháng 8 năm 2024 - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -Trong Phiên họp thứ 36 tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn để xem xét việc thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành đối với 6 Nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023. Tại đây, các đại biểu dân cử cùng nhau làm rõ vấn đề nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất.

Bài 2: Nhiều khó khăn trong sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành, nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố, Ảnh: Chinhphu.vn
(PLVN) -Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, nhiều địa phương đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu nhất để việc sắp xếp đạt kết quả tích cực, thuận lợi cho hoạt động của đơn vị hành chính mới, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân. Việc sắp xếp kịp ổn định tổ chức bộ máy và tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp ở cơ sở. Tuy nhiên, qua thực tiễn sắp xếp cho thấy còn rất nhiều khó khăn trong triển khai .

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 1: Sắp xếp để tinh gọn bộ máy

Toàn cảnh Đoàn giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 -2021 làm việc với các bộ, ngành. Ảnh: quochoi.vn
(PLVN) - Năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện chuyên đề giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”. Năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Để thực hiện hiệu quả hơn chủ trương này trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thêm nhiều giải pháp mới, trong đó có tái giám sát.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam: Từ 'bước chân vạn dặm' đến sự ra đời của Quốc hội Việt Nam

Hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp tại khách sạn Carlton tại nước Anh, năm 1913. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, đã dành cả tuổi thanh xuân đi qua nhiều quốc gia, khắp các châu lục. Để rồi sau 30 năm xa Tổ Quốc, khi trở về Người đã mang cả một thời đại hào hùng, bất khuất, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, lập nên nhà nước của dân, do dân, vì dân với Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 4: Dấu ấn ngành Tư pháp ​

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh có những thách thức chưa từng có tiền lệ, nhiều sự việc pháp lý nảy sinh đột xuất cần giải quyết kịp thời và hiệu quả; trên tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “vướng mắc phải tháo gỡ, thách thức phải vượt qua”, Bộ, ngành Tư pháp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, triển khai kịp thời các nhiệm vụ, để lại những dấu ấn nổi bật.