Quân sự Indonesia đổi chiến lược chống khủng bố như thế nào?

Tổ chức khủng bố MIT, cầm đầu là trùm khủng bố Santoso, đã bị Indonesia tiêu diệt.
Tổ chức khủng bố MIT, cầm đầu là trùm khủng bố Santoso, đã bị Indonesia tiêu diệt.
(PLO) -Mối đe dọa nghiêm trọng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria và Iraq đã khiến quân đội Indonesia phải mở rộng vai trò trong các hoạt động chống khủng bố. Điều này có thể thấy được phần nào qua Chiến dịch Tinombala được thực hiện gần đây nhằm tiêu diệt tổ chức khủng bố Mujahidin Indonesia Timur (MIT) và những kẻ cầm đầu. 

Thành công trong chiến dịch nhờ sự phối hợp giữa quân đội và cảnh sát Indonesia đã phản ánh một giai đoạn mới trong chiến lược chống chủ nghĩa khủng bố của quốc gia này.

Thực tế khắc nghiệt

Đầu 2015, các nhà lãnh đạo chính trị Indonesia giao nhiệm vụ cho Lực lượng Vũ trang Indonesia (TNI) tiêu diệt tổ chức khủng bố MIT, cầm đầu là trùm khủng bố Santoso. Tháng 6/2015, Bộ Chỉ huy các Chiến dịch Đặc biệt thuộc Quân đội Indonesia được thành lập, tiến hành Chiến dịch Tinombala và hợp tác với cảnh sát tiêu diệt các thủ lĩnh của nhóm khủng bố này. 

Trong các nhánh lớn nhất của IS tại khu vực Đông Nam Á, nhóm được biết nhiều hơn cả đến với tên gọi Katibah Nusantara, được lãnh đạo và chịu sự chỉ đạo từ người Indonesia. Trên thực tế, cảnh sát Indonesia khó có thể chặn đứng những mối đe dọa từ Santoso và MIT khi chúng hoạt động và lẩn trốn trong các cánh rừng rậm rạp tại khu vực miền Trung Sulawesi.

Việc IS tuyên bố lập một tỉnh Hồi giáo (Wilayah) tại miền Nam Philippines một lần nữa cho thấy các đơn vị cảnh sát chống khủng bố Indonesia chưa thành công trong ngăn chặn làn sóng các tay súng người Indonesia di chuyển sang miền Nam Philippines để gia nhập tổ chức khủng bố với tên gọi Katibah Al Muhajir.

Các mối đe dọa đã vượt quá khả năng đối phó của cảnh sát Indonesia, khi họ đã thất bại trong việc phát hiện, ngăn chặn nhiều phần tử khủng bố trở về Indonesia như Dulmatin, Abu Dujana, vụ tấn công trả thù khiến hơn 40 nhân viên an ninh Indonesia thiệt mạng. 

Thay đổi chiến lược

Để đối phó với tình trạng này, lực lượng vũ trang Indonesia, đặc biệt là quân đội bắt đầu đóng vai trò lớn hơn trong cuộc chiến chống khủng bố, phối hợp với cảnh sát để bảo vệ đất nước. Bước đột phá trong việc mở rộng vai trò của quân đội là việc năm 2011, một sỹ quan quân đội cấp cao đã tham gia vào Cơ quan chống khủng bố quốc gia (BNPT), một cơ quan do giới chức cảnh sát lãnh đạo. Kể từ đó, quân đội ngày càng đóng nhiều vai trò hơn trong các chiến dịch chống khủng bố tại Indonesia. 

Tháng 9/2013, quân đội được phép hỗ trợ cảnh sát trong việc thu thập thông tin về các hoạt động khủng bố trong nước. Tới tháng 3/2015, các quân nhân bắt đầu luyện tập chống khủng bố cùng với cảnh sát. Vai trò độc quyền của cảnh sát trong chống khủng bố vốn được quy định từ năm 2002 đã chính thức chấm dứt. 

Một yếu tố hàng đầu dẫn tới việc tăng cường các chiến dịch chống khủng bố chung giữa lực lượng cảnh sát và quân đội chính là khả năng đa dạng của quân đội Indonesia được xây dựng trong những năm vừa qua.

Sự gia tăng của các phần tử khủng bố từ trong nước đã buộc quân đội Indonesia phải đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố. Sự hiện diện của quân đội ngay cả ở những ngôi làng xa xôi hẻo lánh đã tạo ra một nguồn lực vô cùng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, sức mạnh toàn diện của quân đội trong cuộc chiến chống khủng bố trong quá khứ và việc sở hữu những đơn vị chiến đấu được đào tạo bài bản, cùng với nguồn thông tin tình báo đáng tin cậy là những nhân tố giúp quân đội thay thế cảnh sát triển khai nhiệm vụ chống khủng bố hiện nay. 

Thành công của Chiến dịch Tinombala có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực thi một chiến dịch chống khủng bố do quân đội và cảnh sát kết hợp. Đây là một chiến dịch lớn và cũng là lần đầu tiên hai lực lượng này kết hợp với nhau kể từ năm 1998.

Thành công vừa qua cũng cho thấy tính hiệu quả của các chiến dịch phối hợp giữa cảnh sát và quân đội trong cuộc chiến chống khủng bố. Thành công của Chiến dịch Tinombala đã xóa sạch những hoài nghi trước đây về việc mở rộng vai trò của quân đội, cũng như những lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng của lực lượng này trong môi trường an ninh hiện đại. 

Sự can thiệp toàn diện của giới lãnh đạo, nhất là sự phối hợp giữa quân đội-cảnh sát Indonesia trong cuộc chiến chống khủng bố chắc chắn sẽ góp phần củng cố an ninh cho quốc gia Đông Nam Á này, nhất là trong cuộc chiến nhằm tiêu diệt IS...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.