Quản lý đầu tư xây dựng: Mạnh dạn phân cấp, không bao cấp, ôm đồm

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc
(PLO) - Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc sửa đổi Nghị định 59 về quản lý đầu tư xây dựng được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng truyền đạt tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng sáng qua (17/2).

Phải giải trình 6 vấn đề

Tại buổi làm việc, nhắc lại quyết tâm của Thủ tướng trong việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ, xóa bỏ tất cả những gì là rào cản, là giấy phép con cản trở doanh nghiệp, Tổ trưởng Tổ công tác truyền đạt ý kiến Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng giải trình, làm rõ 6 vấn đề.

Trong đó, vấn đề đầu tiên liên quan tới công tác xây dựng thể chế. Bộ trưởng Dũng cho biết, hiện còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh Luật Xây dựng năm 2014, nhất là về tính đồng bộ với các luật khác như Luật Đất đai, Luật Đô thị, Luật Bất động sản, Luật Đầu tư công… Do đó, Bộ Xây dựng cần nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ để báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh, đưa luật thực sự đi vào cuộc sống.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng hoàn thiện nhanh nhất, sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 59 về quản lý đầu tư xây dựng. Bởi, hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đều phản ánh việc giải ngân đầu tư công chậm trễ có nguyên nhân quan trọng từ thủ tục xây dựng tại Nghị định 59.

Việc thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công các công trình cao tầng… trước đây thuộc Sở Xây dựng, nhưng bây giờ lại tạo ra thủ tục và những quy định khiến người dân, doanh nghiệp chỉ điều chỉnh tí xíu cũng phải xếp hàng làm thủ tục tại Bộ Xây dựng, gây lãng phí thời gian và tiền của.

“Việc này rất quan trọng, thông được cái này thì thông rất nhiều vấn đề. Đề nghị Bộ hết sức quan tâm gấp rút sửa cái này. Tinh thần sửa là mạnh dạn phân cấp, không phải bao cấp, ôm đồm”, ông Dũng nói.

Về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, Bộ trưởng Dũng cho biết Thủ tướng đánh giá việc này đã được Bộ quan tâm nhưng trong thực tiễn thì thực hiện chưa nghiêm, dẫn tới tình trạng phá vỡ quy hoạch ban đầu, thậm chí có tình trạng nhà đầu tư điều chỉnh quy hoạch. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng hết sức quan tâm công tác này, làm sao vừa phân cấp tạo thuận lợi cho địa phương, vừa gắn trách nhiệm kiểm tra giám sát của Bộ và trách nhiệm của người đứng đầu địa phương.

Liên quan đến phát triển nhà ở, Thủ tướng cho rằng đây là nhiệm vụ quan trọng, đề nghị Bộ tiếp tục quan tâm, ngay cả với nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, các khu công nghệ cao… nhưng cần bảo đảm quy hoạch đô thị, không phá vỡ quy hoạch.

Về quản lý thị trường bất động sản, Thủ tướng yêu cầu Bộ quan tâm đánh giá đúng thực trạng thị trường, đặc biệt là cung - cầu, cần tiếp tục cảnh báo để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, bởi thị trường nhà ở liên quan đến sự an toàn của hệ thống tín dụng, ngân hàng. Về quản lý vật liệu xây dựng và bảo vệ môi trường, Thủ tướng lưu ý Bộ Xây dựng cần tính toán, xem xét, ứng dụng công nghệ để phát triển các loại vật liệu thay thế, giảm ô nhiễm.

Vấn đề cuối cùng là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng cho rằng tiến độ rất tốt, nhưng còn 2 điểm tồn tại rất lớn là tỷ lệ doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán còn rất lớn và tỷ lệ bán vốn nhà nước rất thấp. Do đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng cần đẩy nhanh công tác này, tập trung làm trong năm 2017 theo hướng tránh để xảy ra tình trạng trục lợi trong quá trình cổ phần hóa. 

Cần sự phân cấp mạnh mẽ

Về các nhiệm vụ Chính phủ và Thủ tướng giao nhưng Bộ để quá hạn chưa hoàn thành, Tổ trưởng Tổ công tác yêu cầu cơ quan liên quan trong Bộ trực tiếp báo cáo xem khúc mắc nằm ở đâu để giải quyết. “Vấn đề của Nghị định 59 về quản lý đầu tư xây dựng nằm ở đâu? Cứ “đá lên đá xuống”, tiếp thu kiểu đó thì không bao giờ được”, ông Dũng đặt vấn đề.

Ông Dũng cho biết, mong muốn của Thủ tướng là tạo chuyển động mạnh mẽ về nhận thức và hành động tại Bộ Xây dựng, đặc biệt là các cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng. “Thủ tướng đánh giá Bộ trưởng là con người cần mẫn, trách nhiệm, thẳng thắn trước Chính phủ nhưng như vậy là không đủ, cần sự chuyển động mạnh mẽ hơn từ các cơ quan trực thuộc Bộ và cả hệ thống ngành xây dựng”, ông Mai Tiến Dũng bày tỏ. 

Giải trình về các vấn đề nói trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đánh giá Nghị định 59 là nghị định rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề nên việc sửa không dễ. “Đặc thù của ngành Xây dựng là muốn làm gì thì làm, phân cấp thế nào thì phân cấp, cuối cùng vẫn phải bảo đảm chất lượng công trình, an toàn cho người dân, đầu tư hiệu quả và đảm bảo phòng chống lãng phí” – ông Hà nói và cho biết thêm rằng, ở lần sửa đổi này Bộ sẽ phân cấp rất mạnh mẽ, bao gồm cả phân cấp đến địa phương, ngành, tổng công ty, tập đoàn có liên quan đến xây dựng.

Cụ thể hơn, vị Bộ trưởng này lấy ví dụ: lâu nay báo chí đặt vấn đề nhà 20 tầng mà Bộ Xây dựng vẫn thẩm định nhưng lần này sẽ nói rõ 25 tầng, 75m trở xuống giao cho các địa phương; còn từ 75m trở lên đòi hỏi yêu cầu khác hẳn nên phải có cơ quan chuyên ngành cấp bộ thẩm định.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Vốn giải ngân FDI năm 2024 cao nhất trong lịch sử gần 30 năm thu hút FDI. (Ảnh: VGP)

Việt Nam tiếp tục là “ngôi sao sáng” trong hút vốn FDI

(PLVN) - Mặc dù vốn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam năm 2024 giảm nhưng tổng số vốn giải ngân của khu vực này trong năm vừa qua lại cao nhất trong lịch sử, khẳng định niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư quốc tế vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Đọc thêm

Ngành Hải quan nỗ lực đóng góp vào thành tích chung của đất nước

Ngành Hải quan nỗ lực đóng góp vào thành tích chung của đất nước
(PLVN) - Năm 2024, Tổng cục Hải quan đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thiết thực nhằm tạo thuận lợi thương mại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm công tác quản lý hải quan và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào thành tích chung của đất nước.

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng bứt phá trong năm 2025

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Vietnamnet).
(PLVN) -  Năm 2024, là một năm đáng nhớ với ngành cá ngừ, khi kim ngạch xuất khẩu cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD, bất chấp nhiều biến động trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng và khai thác tối đa các cơ hội trong năm 2025, ngành cá ngừ cần giải quyết nhiều thách thức và thúc đẩy sự hợp tác đồng bộ giữa ngư dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đề xuất 4 chương trình hành động thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ một số chương trình hành động thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tới cộng đồng Pháp ngữ. (Ảnh: Kim Anh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, trong bối cảnh ngành Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường, việc phát triển nông nghiệp bền vững là rất cấp thiết và cần thúc đẩy trên toàn cầu.

Điện thương phẩm của EVNNPC dẫn đầu cả nước

EVNNPC đầu tư nhiều trạm biến áp mới để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện ở miền Bắc. (Ảnh: EVNNPC).
(PLVN) -  Năm 2024, tỷ lệ điện thương phẩm của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đạt 99,14 tỷ kWh - tăng 9,46% so với 2023 và vượt 4,2 tỷ kWh so kế hoạch EVN giao, là Tổng Công ty có sản lượng điện thương phẩm lớn nhất trong 5 Tổng Công ty phân phối.

Chấm dứt tranh chấp trong áp dụng thuế phòng vệ thương mại với cá tra vào Hoa Kỳ

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được giải pháp song phương để giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả 2 phía. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, ngày 17/1/2025, tại Washington, Hoa Kỳ, Bộ Công Thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký Thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá phi-lê từ Việt Nam với đại diện Chính phủ Hoa Kỳ - Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR).

Kiều hối 2024 về Việt Nam ở mức ổn định

Lượng kiều hối về Việt Nam duy trì ở mức ổn định trên nền tăng cao kỷ lục của năm 2023. (Ảnh: VCB).
(PLVN) - Năm 2024, mặc dù kinh tế và chính trị thế giới có những diễn biến không thuận lợi nhưng lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt 16 tỷ USD, được đánh giá là ổn định, tương đương với năm 2023 - năm tăng trưởng kỷ lục của lượng kiều hối.

Ngân hàng 'vào cuộc đua' khuyến mại dịp Tết Nguyên đán

 Các ngân hàng dành nhiều chương trình tri ân khách hàng dịp Tết. (Ảnh minh họa: thuonggiaonline.vn)
(PLVN) - Tung các chiêu khuyến mại không chỉ để hút tiền gửi dồi dào mỗi dịp Tết đến mà còn là cách để các ngân hàng tri ân khách hàng sau một năm gắn bó, đồng hành. Rất nhiều chương trình khá hấp dẫn đã được các ngân hàng đưa ra vào dịp Tết Ất Tỵ này.

Cơ bản đã khắc phục theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về IUU

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về IUU ngày 14/01/2025. (Ảnh: Minh Khôi)
(PLVN) - Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tại đợt thanh tra lần thứ tư của Ủy ban châu Âu (EC) về: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xử lý tàu cá "3 không"; xử lý hình sự đối với các hành vi liên quan đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài ở Việt Nam, các nội dung trên cơ bản đã được khắc phục.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc
(PLVN) -  Ngày 15/1/2025, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã ký quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản năm 2025

Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT Trần Đình Luân tin rằng thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng, phát triển trong năm 2025. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác”, đó là nhận định của ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).