Quản lý chất thải nguy hại không để ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Chất thải y tế nguy hại nếu không được quản lý là mối nguy hại đối với sức khỏe và môi trường sống của cộng đồng. (Ảnh minh họa - Nguồn: Công an tỉnh Thừa Thiên Huế)
Chất thải y tế nguy hại nếu không được quản lý là mối nguy hại đối với sức khỏe và môi trường sống của cộng đồng. (Ảnh minh họa - Nguồn: Công an tỉnh Thừa Thiên Huế)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng phát triển kéo theo lượng chất thải nguy hại ngày càng tăng đang là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Đây cũng là mối đe dọa nghiêm trọng, đặt ra nhiều thách thức đối với môi trường và sức khỏe con người.

Mối nguy hại tiềm tàng

Hầu hết các ngành nghề đều phát sinh chất thải nguy hại, tuỳ theo mỗi lĩnh vực mà phát sinh chất thải nguy hại đặc trưng riêng và có mức độ gây hại riêng. Theo báo cáo của Bộ TN&MT, tại Việt Nam tính riêng mỗi năm chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh khoảng 874.589 tấn, chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 21.374 tấn, hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn,…

Nhìn vào con số trên có thể thấy ngành công nghiệp vẫn là một trong những nguồn phát sinh chất thải nguy hại hàng đầu. Hàng năm, tại các khu công nghiệp trên cả nước phát sinh 550.000 tấn chất thải nguy hại. Ước tính trong chất thải rắn công nghiệp, lượng chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 30%. Tỷ lệ này thay đổi tùy loại hình công nghiệp, trong đó ngành cơ khí, điện, điện tử, hóa chất là những ngành có tỷ lệ chất thải nguy hại cao.

Bên cạnh chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại bao gồm các loại chất thải dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ hoặc ăn mòn cũng là mối nguy đối với sức khỏe và môi trường sống của cộng đồng. Theo đó, các cơ sở y tế, bệnh viện là nơi có khối lượng chất thải y tế nguy hại nhiều nhất, đa dạng nhất.

Với loại chất thải nguy hại này nếu không được quản lý và xử lý đúng cách có thể làm ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của hệ thống công trình xử lý sinh học. Đặc biệt, đối với nước thải bệnh viện, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Vì vậy, tất cả cá nhân, những người ở trong bệnh viện hay ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn bị phơi nhiễm các chất thải y tế nguy hại, việc phơi nhiễm này có thể gây ra bệnh tật hoặc thương tích.

Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đóng vai trò quan trọng

Theo thống kê của Bộ TN&MT, cả nước hiện có 117 cơ sở xử lý chất thải nguy hại được cấp giấy phép xử lý. Năm 2021, tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường của cả nước đạt 98,9%. Có thể thấy trong thời gian qua, công tác quản lý chất thải nguy hại tiếp tục được quản lý tốt hơn thông qua việc kiểm soát chặt chẽ nguồn phát, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý.

Tuy nhiên, nhìn nhận về thực trạng hiện nay, việc quản lý chất thải nguy hại vẫn tồn tại một số vấn đề, gây khó khăn cho công tác quản lý. Trong đó, vấn đề chính của quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam là thiếu các công nghệ phù hợp. Dù đã có một số cải tiến trong công nghệ xử lý chất thải nguy hại, nhưng hiện tại chủ yếu vẫn sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại chất thải nguy hại và thường ở quy mô nhỏ.

Để bảo đảm việc quản lý chất thải nguy hại được thực hiện hiệu quả, pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đóng vai trò quan trọng. Vì lẽ đó, trong Luật Bảo vệ môi trường các nhà làm luật đã liệt kê hàng loạt các hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo một quy trình chặt chẽ, bao gồm các hoạt động liên quan đến lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại; phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển chất thải nguy hại...

Tuy nhiên, việc áp dụng các văn bản về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng chưa được nhiều cơ sở quan tâm, công tác tổ chức thực hiện của một số cấp chính quyền còn thiếu quyết liệt.

Mặt khác, công tác giám sát, thực hiện chưa đi vào chiều sâu, đặc biệt đối với những đơn vị hành nghề xử lý dẫn đến việc thực hiện ở một số đơn vị mang tính chất đối phó. Việc thanh tra, kiểm tra và phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến chất thải nguy hại còn yếu kém, xử phạt còn nhẹ và không kịp thời, làm giảm hiệu quả phòng ngừa và tính răn đe đối với các cơ sở thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

Ngoài ra, nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và xử lý chất thải nguy hại vẫn còn yếu kém. Người dân chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của chất thải nguy hại đối với sức khỏe và môi trường sống, thường coi việc quản lý chất thải là trách nhiệm của Nhà nước và pháp luật. Do đó, cùng với nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, chất lượng công tác giám sát và đầu tư vào công nghệ, việc tăng cường nhận thức cộng đồng cũng là một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm quản lý chất thải nguy hại hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Đọc thêm

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.

Cảnh báo mưa lớn

Ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời lạnh, có nơi dưới 17 độ C. (Ảnh minh họa).
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, sáng sớm nay, 29/10, hầu khắp miền Bắc trời lạnh. Trong khi đó ở miền Trung, mưa lớn vẫn tiếp diễn.

Bão số 6 giật cấp 11 đang ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của bão số 6. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16.3 độ Vĩ Bắc; 108.2 độ Kinh Đông, nằm trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất đạt cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15km/h.

Cảnh báo ảnh hưởng bão số 6, Trung Trung Bộ mưa lớn diện rộng

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 6. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ khoảng chiều 26/10, các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Ngãi mưa vừa, mưa to đến rất to, trọng tâm rơi vào các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đến Quảng Nam. Lượng mưa phổ biến 300 – 500mm trong vòng 3 ngày.

"Khả năng đổ bộ vào đất liền của bão Trà Mi còn chưa rõ ràng"

Hướng di chuyển của bão số 6 tối 24/10. Nguồn: VNDMS
(PLVN) -  Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, trong những ngày tới, do chịu tác động cùng lúc của hệ thống không khí lạnh và hoàn lưu bão mới hình thành ngoài phía đông Philipines nên hướng di chuyển của bão sẽ còn có sự thay đổi bất thường.

Khảo sát đánh giá lại trữ lượng mỏ cát được đấu giá 370 tỷ đồng

Khảo sát đánh giá lại trữ lượng mỏ cát được đấu giá 370 tỷ đồng
(PLVN) - Công an tỉnh Quảng Nam cho rằng, mỏ cát ĐB2B (xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn) được đấu giá lên đến 370 tỷ đồng có đặc điểm nằm hoàn toàn dưới lòng sông, không lộ thiên nên quá trình điều tra sẽ cho khảo sát, đánh giá lại trữ lượng mỏ cát xem có đúng như kết quả đã phê duyệt ban đầu hay không.