Quân đội Mỹ đề nghị tăng ngân sách quốc phòng 30 tỉ USD

Tổng thống Mỹ Donald Trump chào các quân nhân ở Đồi Capitol sau khi tuyên thệ nhậm chức
Tổng thống Mỹ Donald Trump chào các quân nhân ở Đồi Capitol sau khi tuyên thệ nhậm chức
(PLO) - Quân đội Mỹ đang đề nghị Quốc hội nước này tăng ngân sách lên hơn 30 tỉ USD để cải thiện tính sẵn sàng chiến đấu và giữ được ưu thế trước những đối thủ cạnh tranh đã phát triển đến gần sát.

Theo AP, một ủy ban gồm các sỹ quan 4 sao từ các nhánh trong quân đội Mỹ vừa ra điều trần trước Ủy ban quân vụ của Hạ viện Mỹ và nói rằng việc áp giới hạn bắt buộc chi tiêu quốc phòng đang làm tê liệt khả năng phản ứng trước những mối đe dọa trên khắp toàn cầu của quân đội Mỹ. 

Trong đó, Đô đốc William Moran – phó phụ trách các hoạt động của hải quân mỹ - cho rằng hơn 1 nửa các máy bay chiến đấu của lực lượng hải quân vẫn đang hạ cánh ở căn cứ vì chờ bảo trì hoặc thiếu các bộ phận cần thiết. Tỉ lệ này ở dòng máy bay chiến đấu F/A-18 thậm chí còn cao hơn. Tướng Daniel Allyn – Phó tham mưu trưởng lực lượng liên quân Mỹ - cho biết chỉ 3 trong số hơn 40 lữ đoàn chiến đấu của quân đội có đủ binh lính, trang thiết bị và kinh nghiệm huấn luyện cần thiết để chiến đấu ngay lập tức. 

Trong bối cảnh như vậy, mỗi nhánh trong quân đội Mỹ đã gửi tới Quốc hội nước này kế hoạch tăng hơn 30 tỉ ngân sách quốc phòng trong năm 2017. Khoản tăng ngân sách này sẽ dùng để mua các máy bay chiến đấu, xe bọc thép mới, tăng cường huấn luyện và các hoạt động khác. Việc đề xuất này, theo AP, là nỗ lực đầu tiên của Bộ Quốc phòng trong chính phủ của Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn chặn đà suy giảm tính sẵn sàng tác chiến của quân đội Mỹ.

Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ trong khi đó đề nghị tăng 4,2 tỉ USD trong ngân sách 2017. “Những đối thủ cạnh tranh đang thăm dò giới hạn chiến đấu của quân đội Mỹ còn môi trường hoạt động thì ngày càng phức tạp hơn. Trong khi đó, lực lượng thủy quân lục chiến hiện nay chưa được hiện đại hóa đúng mức để duy trì tính sẵn sàng chiến đấu” – đề nghị sửa đổi ngân sách của lực lượng nêu trên.

Hải quân Mỹ cũng đề nghị tổng cộng 12 tỉ USD chi tiêu bổ sung, sắm các máy bay chiến đấu 24 F/A-18E/F Super Hornet, 1 tàu đổ bộ lớp San Antonio và hàng chục tên lửa Sidewinder. “Nếu không có thêm tiền, năm tài khóa 207 sẽ kết thúc vào ngày 30/9 tới đây sẽ đánh dấu sự suy giảm đáng kể về tính sẵn sàng chiến đấu” – văn bản của lực lượng hải quân Mỹ nêu.

Các phần của kế hoạch này nhiều khả năng được đưa vào ngân sách bổ sung chính thức cho năm 207 mà chính phủ của ông Trump sắp gửi cho Quốc hội. Trong đó, những thiếu hụt được vạch ra trong các đề xuất nói trên có thể tạo lý do để ông Trump và phe diều hâu an ninh quốc gia trong Quốc hội mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ giới hạn chi tiêu quân sự.

Các nỗ lực trên của giới chức Mỹ được đưa ra nhằm yêu cầu Quốc hội nước này sửa Luật kiểm soát ngân sách năm 2011 – luật vạch ra giới hạn chi tiêu quốc phòng của nước này tới năm 2021. Theo luật này, từ năm 2011 đến 2014, ngân sách của Lầu Năm Góc đã giảm hơn 100 tỉ USD. Luật Ngân sách lưỡng đảng được thông qua năm 2015 đã tạm thời hủy bỏ việc cắt giảm ngân sách liên tục này nhưng nếu luật năm 2011 không được thay đổi thì các giới hạn chi tiêu đối với quân đội Mỹ sẽ được áp dụng trở lại vào năm 2018.

Hiện nay, Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện và Hạ viện Mỹ là các ông John McCain và Mac Thornberry đang nỗ lực vận động tăng ngân sách cơ sở của quân đội nước này lên thành 640 tỉ USD vào năm 2018, tăng gần 100 tỉ USD do với ngân sách được cho phép của năm 207. Tuy nhiên, nỗ lực tăng chi tiêu quốc phòng đáng kể này có thể vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ những người bảo thủ về tài khóa. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.