Quân đội khắc phục hậu quả mưa lũ cho ngày khai giảng

Trung đoàn 754 dọn bùn tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Nà Ớt
Trung đoàn 754 dọn bùn tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Nà Ớt
(PLO) - Những ngày qua, dù là dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, các đơn vị quân đội vẫn khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ tại các trường học như dọn bùn đất, dọi lại ngói chống dột, sửa chữa trần nhà, gia cố các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, đảm bảo các địa phương có thể tổ chức ngày khai giảng năm học mới vào hôm nay (5/9) vui vẻ, an toàn, thầy trò yên tâm đến lớp.

Trung đoàn 754 hối hả dọn trường tại rốn lũ Nà Ớt

Từ ngày 28/8-2/9, mưa lũ đã diễn ra ở nhiều tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An gây sạt lở đất và ngập lụt. Tại Sơn La, sau trận mưa lũ lịch sử gần 30 năm sau mới thấy, toàn bộ khuôn viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (THCS) xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn bị nhấn chìm trong bùn đất, rác rưởi.

Nhiều tài sản, trang thiết bị dạy học bị hư hỏng hay bị nước lũ cuốn trôi. Chứng kiến hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường trở nên hoang tàn sau thiên tai, các thầy cô giáo không khỏi lo lắng khi ngày khai giảng đang đến rất gần. 

Nhận được tin, hơn 30 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 754, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Sơn La do Thượng úy Đinh Văn Dũng - Phó Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 đã có mặt kịp thời tại rốn lũ Nà Ớt. Bộ đội đã phối hợp cùng dân quân, công an, thanh niên tình nguyện và các thầy, cô giáo khẩn trương giúp nhà trường thu dọn bùn đất, vệ sinh lớp học, sửa chữa, củng cố hệ thống cơ sở vật chất, ai cũng làm việc hối hả, quên cả thời gian, quên đi mệt nhọc.

Để tăng hiệu quả công việc, bộ đội được chia thành từng nhóm, tỏa ra các phòng học, thư viện, nhà ăn, nhà bếp, sân trường, người tát nước, người đẩy bùn, người thau rửa bàn ghế, người được giao vệ sinh, phân loại, sắp xếp cẩn thận các chồng sách vở bị ướt nhèm bởi nước lũ.

Chứng kiến không khí lao động hăng say của bộ đội, thầy giáo Nguyễn Trung Huấn, Hiệu trưởng Trường THCS bán trú Nà Ớt bày tỏ: “Hôm xảy ra mưa lũ, chúng tôi thực sự lo lắng, không biết xoay xở thế nào khi năm học mới sắp bắt đầu. Đúng lúc khó khăn nhất, nhà trường đã nhận được sự giúp đỡ đầy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 754. Vì học sinh thân yêu, các anh đã làm việc hết mình, không quản ngại khó khăn, vất vả”. 

Cô giáo Từ Thị Thu Hà thì không khỏi xúc động: “Nhờ sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của các chú bộ đội, dân quân, công an mà toàn bộ các phòng học, nhà ăn, nhà bếp, đường đi lối lại của nhà trường đã được vệ sinh sạch sẽ, đủ điều kiện để tổ chức khai giảng theo đúng kế hoạch. Bộ đội Cụ Hồ lúc nào cũng hết lòng vì dân”.

Cùng thời điểm này, tại Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, hơn 30 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 754 do Trung úy Tráng A Chu- Trung đội trưởng Trung đội 6, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1 trực tiếp chỉ huy cũng đang tích cực giúp đỡ nhà trường giải phóng hàng chục cây xoan bị gãy đổ xuống sân sau mưa giông.

Về phần mình, anh Chu cũng không quản ngại khó khăn, vất vả, trực tiếp cùng các chiến sĩ trèo lên tất cả các mái lớp học, giúp nhà trường dọi lại ngói chống dột, sửa chữa trần nhà, gia cố các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Tráng A Chu chia sẻ, sắp đến ngày khai giảng rồi, mình và các chiến sĩ đều mong muốn các cháu học sinh của nhà trường bước vào năm học mới thật vui vẻ, an toàn, các thầy cô giáo thì yên tâm đứng lớp…

Không nghỉ lễ giúp các trường học kịp khai giảng 

Trước ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt gây ra, trong hai ngày 2 và 3/9, dù đang trong kỳ nghỉ lễ, các cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế Quốc phòng (KTQP) 4 (Quân khu 4) vẫn khẩn trương giúp nhân dân khắc phục hậu quả. Tại Trường Tiểu học Mường Típ 1, hơn 700m đường ống dẫn nước sạch bị cuốn, điện mất, tủ cấp đông dự trữ thức ăn không thể hoạt động, nhiều bàn ghế, sách vở bị cuốn trôi, hư hỏng...

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, nhà trường đã chuyển các em về điểm trường chính hoặc điểm bản lân cận để các em ổn định chỗ học khi bước vào năm học mới. Trước tình hình này, việc vận động học sinh đến trường cực kỳ khó khăn, nhiều nơi nước suối chảy xiết, các em chưa thể đến trường. 

Đảm bảo kịp thời để các em học sinh có thể tham dự ngày khai giảng.
Đảm bảo kịp thời để các em học sinh có thể tham dự ngày khai giảng.

Thầy Nguyễn Quốc Trí - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Típ 1 cho biết: “Được cán bộ, chiến sĩ Đoàn KTQP 4 dọn dẹp, bùn đất nên nhà trường đã có thể dạy học bình thường. Nhưng cũng còn nỗi lo khi đưa được các em đến trường, chúng tôi cũng không biết tổ chức bữa ăn bán trú cho các cháu như thế nào khi giao thông bị chia cắt, không thể đi mua lương thực, thực phẩm”.

Trong vòng chưa đầy một tháng, các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương phải gánh chịu 2 trận lũ liên tiếp. Lũ kép đã làm hàng chục lớp học, nhà công vụ giáo viên ngập nước, bùn đất dày đặc. Trường Phổ thông Dân tộc nội trú -THCS Nậm Típ nằm bên dòng Nậm Típ đã bị hàng chục tấn bùn đất tràn vào khuôn viên nhà trường, làm sập tường rào và cuốn trôi và làm hư hỏng nhiều thiết bị dạy học.

Các tuyến đường vào trường đang bị ách tắc, lương thực thực phẩm khan hiếm vì gạo và đồ ăn dự trữ các giáo viên đưa vào cũng ngấm nước nên bị mốc, hư hỏng. Thầy Nguyễn Công Danh  - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú - THCS Nậm Típ cho biết, khoảng 50m3 đất đá đổ xuống trong trường ký túc xá học sinh và nhà công vụ của giáo viên.

Đời sống cán bộ giáo viên ở đây trước mưa bão cũng đã khổ lắm rồi, nay thì không nói hết sự cực khổ của anh em. Thấu hiểu được sự khó khăn của nhà trường, Đoàn KTQP 4 đã huy động 25 cán bộ, chiến sĩ đến giúp nhà trường dọn bùn đất, tu sửa, sắp đặt lại một số thiết bị dạy học.

Tại các địa phương khác, đến chiều qua (4/9), các đơn vị bộ đội cũng khẩn trương giúp các trường dọn dẹp hậu quả mưa lũ, chuẩn bị cho lễ khai giảng hôm nay. 

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.