Quá khứ ám ảnh của ca sĩ “Chuyện hoa sim” Như Quỳnh

Quá khứ ám ảnh của ca sĩ “Chuyện hoa sim” Như Quỳnh
Để có được một Như Quỳnh tài sắc và bản lĩnh trên sân khấu như hôm nay, ít ai biết cuộc đời cô đã từng trải qua nhiều sóng gió ngay từ lúc ấu thơ.
Tuổi thơ cơ cực, suýt chết khi mới 1 tuổi
Như Quỳnh tên thật là Lê Lâm Quỳnh Như, sinh năm 1970 tại thành phố Huế dù quê gốc ở Quảng Trị. Cô là con gái đầu lòng của một gia đình gồm 3 người con với hai người em trai lần lượt là Tường Duy và Tường Khuê. Những năm tháng đầu đời, Như Quỳnh rất khó nuôi, có lần tưởng đã nguy đến tính mạng khi bị sốt xuất huyết vào năm 1971, sau khi cha cô đưa cả gia đình di chuyển vào Sài Gòn sinh sống. 
Vì quá thương con gái đầu lòng, mẹ cô đã phải quỳ xuống đất năn nỉ những bác sĩ và y tá ở bệnh viện Nhi Đồng cứu chữa. Và may mắn, Như Quỳnh đã được cứu sống. Nói về mẹ Như Quỳnh, bà vốn có năng khiếu và rất mê ca hát nhưng thời trẻ không được gia đình ủng hộ. Chính vì thế mà bà đã truyền lại tình yêu ca hát cho các con của mình.
Ảnh hiếm Như Quỳnh thời quàng khăn đỏ
Ảnh hiếm Như Quỳnh thời quàng khăn đỏ 
Cha Như Quỳnh trước là thiếu tá ngành an ninh quân đội thuộc chế độ cũ nên ông được đưa đi học tập cải tạo. Vắng bóng người đàn ông trụ cột trong gia đình, mẹ cô đã cố gắng chịu đựng và gánh vác mọi việc nặng nhọc trong nhà như sơn xe, sửa điện, sửa mái nhà… Nhà cô lâm vào cảnh túng thiếu, cơ cực đến “phải lột cả cái lớp gạch bông ra bán từ từ, rồi những vật dụng trong nhà cũng lũ lượt đi ra luôn”.
Tuổi thơ đầy khó khăn của cô đọng lại trong ký ức là những cái màn “vá víu đến cả trăm mảnh”. Lớp tôn trên mái nhà mục nát đến nỗi “tối nằm ngủ đếm được sao trên trời” còn ruột bánh xe đạp của mẹ cô thì “không còn chỗ vá được nữa”. Thậm chí có lúc nghĩ quẫn, mẹ cô từng có ý định mua thuốc chuột bỏ vào cháo cho 4 mẹ con ăn để “chết đi cho khỏe”. Nhưng cũng qua những năm tháng đó mà Như Quỳnh thấy thương mẹ nhiều hơn.
Bật khóc khi cầm đồng lương đầu tiên
Có lẽ những biến cố thời thơ ấu đã tác động nhiều đến tâm lý của Như Quỳnh. Trong thời kỳ học sinh, Như Quỳnh là một học sinh rất nhút nhát, thường hay ngồi một chỗ, ít giao thiệp với bạn bè. Cô thích sự yên tĩnh và thường sống về nội tâm trong một thế giới riêng biệt. 
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Như Quỳnh với tấm lòng thương mến trẻ thơ đã tình nguyện cộng tác với một nhà Văn hóa thiếu nhi để tập múa và tập hát cho trẻ em. Một trong số “học trò” được Như Quỳnh chỉ bảo sau này là ca sĩ Hiền Thục nổi tiếng.
Tuy nhiên, Như Quỳnh đã khiêm tốn từ chối khi được gọi là cô giáo vì cô cho rằng mình chỉ là người hướng dẫn các em cách biểu diễn sao cho duyên dáng và dễ thương. Ban đầu cô chỉ định đi làm cho vui nhưng do nhà quá nghèo nên cô mới gắn bó với công việc tại đây. Như Quỳnh từng tâm sự rằng khi cầm trên tay những đồng lương đầu tiên tự làm ra, cô đã rơi nước mắt vì không thể tin được đây là thành quả lao động của mình.   
Như Quỳnh và “học trò” Hiền Thục thuở ấy.
Như Quỳnh và “học trò” Hiền Thục thuở ấy. 
Như Quỳnh do hoàn cảnh khó khăn nên không thể theo học nhạc đến nơi đến chốn. Nhưng với sự khuyến khích của mẹ và bạn bè, Như Quỳnh ghi tên tham dự cuộc thi Tiếng hát truyền hình được tổ chức lần đầu tiên tại Sài Gòn vào năm 1991 và giành lấy giải Đặc biệt với số điểm tuyệt đối, mở ra một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử cuộc thi này.
Nhưng với tính cách khiêm nhường, Như Quỳnh chỉ cho rằng vì là năm đầu tiên tổ chức, thể lệ chấm thi chưa khắt khe nên cô mới may mắn đoạt giải. Như Quỳnh cũng được những người có mặt trong cuộc thi năm đó nhớ mãi với sự nhút nhát của mình. Khi đứng trên sân khấu dự thi, do quá hồi hộp và run sợ nên cô đã nói lắp bắp không ra lời cũng như hát quá nhỏ khiến ban tổ chức nhiều lần nhắc nhở hát lớn hơn.
Bước ngoặt cuộc đời của ‘nụ hồng mong manh’
13 năm sau, cha Như Quỳnh hoàn thành việc cải tạo và trở về nhưng cuộc sống tình cảm của cha mẹ cô sau đó đã không được êm xuôi. Như Quỳnh cho rằng đó là những biến chuyển từ mặt xã hội và tâm lý mà cụ thể là “quan niệm và cái nhìn của hai người cũng đã khác rồi”. Sau đó, cha cô đứng ra bảo lãnh cho cả gia đình cùng sang Mỹ và Như Quỳnh đã đặt bước chân đầu tiên ở hải ngoại vào tháng 4/1993.
Thời gian đầu ở thành phố Philadelphia, Như Quỳnh đã trải qua thời gian sống hết sức bấp bênh trên xứ lạ. Cô từng làm nhiều nghề lặt vặt như cắt chỉ,quét dọn văn phòng để đóng góp vào nguồn thu nhập chung của gia đình. Tại thành phố này, chỉ có một lần duy nhất Như Quỳnh được mời hát trong một bữa tiệc nhỏ với một số thù lao tượng trưng là 80 USD nhưng với cô đó cũng là một con số rất lớn khi những việc lặt vặt khác chỉ được trả một ngày khoảng 30 USD.
Nhan sắc ngọt ngào của Như Quỳnh thuở thanh xuân.
Nhan sắc ngọt ngào của Như Quỳnh thuở thanh xuân. 
Cuộc đời Như Quỳnh bắt đầu sang trang mới với lời mời bất ngờ sang California thử giọng vào khoảng giữa năm 1994 cho một trung tâm ca nhạc lớn ở đó. Lần đầu tiên chạm đến cơ hội đổi đời, Như Quỳnh vừa mừng vừa lo “đến nỗi tay chân lạnh ngắt như nước đá” nhưng cô nhanh chóng gây ấn tượng với giọng hát và nhan sắc khả ái. Ngay sau đó, ban giám đốc trung tâm tỏ ra hài lòng và mời Như Quỳnh ký giao kèo thu hình nhạc phẩm đầu tiên là Chuyện hoa sim – ca khúc đưa tên tuổi cô vang dội ở hải ngoại. 
Ảnh hiếm Như Quỳnh thời quàng khăn đỏ

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.