Xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính: Cần lường trước những vấn đề pháp lý nảy sinh

Xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính: Cần lường trước những vấn đề pháp lý nảy sinh
(PLO) -Ngay sau khi Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính (CĐGT) được đưa ra lần đầu tiên lấy ý kiến đóng góp xây dựng của các chuyên gia đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, bởi đây là một vấn đề khá “nóng” và không kém phần nhạy cảm, phức tạp. 

Thực tế cho thấy, đa số cộng đồng những người có nhu cầu CĐGT đều cho rằng, Dự thảo Luật không nên quy định cứng nhắc việc phải can thiệp về mặt y khoa (đặc biệt là phải chuyển đổi bộ phận sinh dục) thì mới được công nhận và được phép thay đổi về mặt pháp lý (hộ tịch, giấy tờ chứng nhận nhân thân…).

Tại Hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng Dự thảo Luật CĐGT vừa được Hội Luật gia Việt Nam và Trung tâm Tư vấn Pháp luật & Chính sách về Y tế, HIV/AIDS tổ chức sáng qua (29/12) tại Hà Nội, đại diện “người trong cuộc” – Lâm Hồng Ph, một nam chuyển giới lại nhắc lại mong muốn này. Theo Ph chia sẻ, rất nhiều bạn đã phẫu thuật chuyển giới nhưng không phẫu thuật bộ phận sinh dục dưới vì nó không mang lại cảm giác thực sự khi quan hệ tình dục. Mặt khác, việc phẫu thuật độ rủi ro rất cao, chi phí thì đắt đỏ. Trong khi đó, rất nhiều bạn có hoàn cảnh rất khó khăn, không nghề nghiệp…

Chung quan điểm này, có ý kiến cho rằng: Thực tế số người có nhu cầu cảm nhận về giới tính thật của mình rất nhiều nhưng không có điều kiện CĐGT. Vì vậy, nên chăng chỉ cần họ nhận diện được giới tính của mình, hoặc thay đổi về cách ăn mặc, thói quen sinh hoạt, hay phẫu thuật một bộ phận nào đó, điều trị hoocmon… sẽ thay đổi về mặt pháp lý cho họ. Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm đến những vấn đề pháp lý liên quan có thể nảy sinh nhằm bảo đảm quyền của người CĐGT như: Quyền mang thai hộ, quyền kết hôn…

Luật sư Nguyễn Đức Tuấn – Trưởng Văn phòng Luật sư Đức Lan đưa ra ý kiến: Thực tế, chúng ta đã xây dựng rất nhiều văn bản pháp luật. Mỗi một điều Luật, bao giờ quyền và nghĩa vụ cũng phải đi song song. Tuy nhiên, trong Dự thảo Luật CĐGT lại không quy định nghĩa vụ của người CĐGT. Trong khi đó, không ai dám chắc Luật sau khi ra đời sẽ đi vào cuộc sống. Nếu lỡ xảy ra xung đột sẽ rất khó giải quyết. Để hoàn thiện quy định của Dự thảo Luật, cũng như tránh các kẽ hở về sau, theo Luật sư Nguyễn Đức Tuấn, Ban soạn thảo nên xây dựng thêm một chương quy định về nghĩa vụ của người CĐGT, đồng thời bổ sung quy định về khiếu nại, tố cáo để có cơ sở giải quyết các vướng mắc phát sinh (trường hợp vi phạm phân biệt đối xử với người CĐGT, tiết lộ thông tin của người CĐGT…).

Đại diện cho Hội Luật gia thành phố Hà Nội, ông Trương Văn Dũng cũng kiến nghị, trước khi CĐGT phải có lý lịch tư pháp rõ ràng, tránh trường hợp CĐGT với mục đích trốn tránh trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, theo ông Dũng, Dự thảo Luật chưa quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan y tế, cũng như cơ quan tư pháp đối với vấn đề CĐGT. Ví dụ: Sau khi CĐGT, người CĐGT sẽ phải chung sống với thuốc nội tiết suốt đời. Lúc còn trẻ, khỏe thì không sao, nhưng khi về già sức khỏe suy sụp, gặp phải biến chứng họ sẽ ân hận. Sự ân hận, day dứt này còn mãnh liệt hơn cả khi họ mong muốn được CĐGT. Trong trường hợp này, vai trò tư vấn của cơ quan y tế là vô cùng quan trọng. Do đó, cần thiết phải có một chương quy định trách nhiệm của cơ quan chức năng (cơ quan y tế và cơ quan tư pháp) vào Dự thảo Luật CĐGT.

Chia sẻ thêm về mặt chuyên môn của vấn đề CĐGT, bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn  - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia cho biết, về mặt chuyên môn cũng như pháp lý, để được thay đổi về mặt pháp lý, bắt buộc bộ phận sinh dục phải thay đổi, không thể “mập mờ”, tránh những trường hợp bị “tập nhiễm” muốn CĐGT gây mất trật tự xã hội, cũng như tình trạng lạm dụng các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Theo bác sỹ Tuấn, CĐGT cho những người bị “đau khổ” về giới là việc cần thiết và nên làm. Tuy nhiên, các trường hợp chưa thực sự cần thiết (không quá mức “đau khổ”) thì không nên làm, vì quá trình phẫu thuật CĐGT không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, suy giảm tuổi thọ mà còn tốn kém chi phí, đặc biệt là các vấn đề pháp lý nảy sinh về sau này.

Để Luật thực sự đi vào cuộc sống, ThS. Ngô Hải Sơn, Khoa Phẫu thuật tạo hình & Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức cho hay, cùng với các cơ sở y tế khác được Bộ Y tế thẩm định và cho phép (Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nhi Đồng 2...), Bệnh viện Việt Đức đã chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người… để phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ trong phẫu thuật CĐGT, với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ ở nước ngoài. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Hiền (Hà Nội) hỏi: Chị tôi thường xuyên bị chồng bạo hành về thể chất lẫn tinh thần, mặc dù đã cố gắng nhẫn nhịn nhưng tình trạng này không thay đổi. Xin hỏi, người có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu hình phạt nào theo quy định pháp luật hiện nay? Các biện pháp để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?

Sự việc một số hộ dân vạn đò TP Huế chưa an cư: Rà soát, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ

Một hộ dân tận dụng mui thuyền, mái tôn cũ dựng nhà tạm để ở trên đất công. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài viết phản ánh sự việc 16 năm trước, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện cuộc di dân vạn đò trên sông Hương với các chính sách thiết thực và ý nghĩa; nhưng nay vẫn còn một số hộ sống trong các căn nhà tạm dựng trên đất công, mặt nước. Sau khi báo đăng, mới đây, lãnh đạo UBND TP Huế đã chỉ đạo thực hiện rà soát, nghiên cứu các giải pháp để hỗ trợ các hộ dân nếu bảo đảm đúng điều kiện theo quy định.

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất
(PLVN) - Sau khi làm việc và xem xét các chứng cứ đương sự cung cấp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết sẽ tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra xác minh quy trình công chứng chuyển nhượng khu đất gồm 4 thửa của Văn phòng công chứng (VPCC) Nguyễn Ngọc Long theo đơn phản ánh của ông Vũ Trung Hòa.

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?
(PLVN) - Bạn Minh Hồng (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang mang thai sắp nghỉ sinh. Tôi có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 6 tháng trước khi sinh. Tuy nhiên, vừa qua, công ty tôi đang làm việc ra thông báo ngừng hoạt động và giảm toàn bộ BHXH của người lao động (NLĐ). Xin hỏi, công ty giải thể thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Thủ tục để hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp
(PLVN) - Trong xu hướng đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình chính quyền hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã, việc Bộ Công an đề xuất giao công an xã quản lý người bị phạt án tù treo và cải tạo không giam giữ là một bước đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn quản lý xã hội hiện nay.

Sự việc bị phản ánh ô nhiễm môi trường tại Ninh Bình: Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình cho biết đang phối hợp kiểm tra

Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình.
(PLVN) -  Mới đây, Báo PLVN tiếp nhận thông tin của người dân phường Bích Đào và phường Thanh Bình, TP Ninh Bình (nay là phường Bích Đào và phường Vân Giang, TP Hoa Lư) phản ánh việc Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình có dấu hiệu trộn xỉ than vào than để thực hiện đốt lò gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều người dân chưa hiểu rõ về “loại đất 03”: Chuyên gia lý giải

Luật sư Quách Thành Lực.
(PLVN) - Theo Luật sư Lực: “Hiện có rất nhiều giải đáp về “loại đất 03” trên các nền tảng số. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các thông tin chưa thực sự đúng, đầy đủ về loại đất trên. Với vai trò người quê gốc ở tỉnh Hải Hưng cũ, nay là tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương; đồng thời cũng là một luật sư chuyên nghiên cứu, vận dụng pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tôi xin chia sẻ hiểu biết của mình về loại đất này dưới đây với bạn đọc”.

Chính thức giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mức giảm tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp của năm 2024, không giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước và tiền chậm nộp (nếu có).

Làm gì để phòng tránh đối tượng giả danh shipper lừa đảo?

Ảnh minh hoạ (Ảnh VOV).
(PLVN) - Giả danh nhân viên giao hàng, gọi điện yêu cầu chuyển tiền, lừa người dân tải app theo dõi đơn hàng rồi chiếm đoạt tài khoản… là những thủ đoạn lừa đảo đang bùng phát tại nhiều địa phương. Bộ Công an khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác để chủ động phòng tránh.

Diễn biến sự việc làm giả giấy tờ để bán xe tải: Công an Đồng Nai khởi tố vụ án

Diễn biến sự việc làm giả giấy tờ để bán xe tải: Công an Đồng Nai khởi tố vụ án
(PLVN) - Sau khi thụ lý tin báo tố giác tội phạm với ông Đinh Xuân Duy (SN 1990, ngụ ấp 1, Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai) có dấu hiệu dùng cà vẹt giả để bán xe chiếm đoạt tài sản, Cơ quan CSĐT Công an Đồng Nai vừa có thông báo cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 141/QĐ-CSHS-Đ3 đối với vụ án “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Sự việc cán bộ thuế Lâm Đồng bị phản ánh 'giả mạo biên bản': Chi cục Thuế Khu vực XIII thông tin chính thức

Bà Nguyễn Thị Tuyết Ánh thông tin về sự việc. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Ngày 11/4, liên quan sự việc Cty Sao Đà Lạt (Khu du lịch Đường hầm điêu khắc Đà Lạt tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm) tố cáo một số cán bộ Cục Thuế Lâm Đồng (nay là Chi cục Thuế Khu vực XIII) có hành vi giả mạo trong công tác trong quá trình thực hiện thanh tra tại Cty, bà Nguyễn Thị Tuyết Ánh, Phó Chi cục đã trả lời báo chí.