Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong xu hướng đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình chính quyền hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã, việc Bộ Công an đề xuất giao công an xã quản lý người bị phạt án tù treo và cải tạo không giam giữ là một bước đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn quản lý xã hội hiện nay.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chủ trương này không chỉ góp phần hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý nhà nước mà còn nâng cao hiệu quả thi hành án hình sự tại cộng đồng, phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện nay, công an xã đã trở thành lực lượng chính quy, nắm vai trò trung tâm trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương. Việc trực tiếp quản lý người chấp hành án treo tại cộng đồng sẽ phát huy thế mạnh của công an xã: nắm chắc tình hình nhân khẩu, hộ khẩu, nhân thân từng cá nhân; hiểu rõ hoàn cảnh, điều kiện sinh sống của đối tượng quản lý; đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm, giúp đỡ người chấp hành án tiến bộ, tái hòa nhập xã hội.

Trên thực tế, nhiều mô hình quản lý người thi hành án treo tại cộng đồng đã phát huy hiệu quả tích cực ở một số địa phương như Quảng Ninh, Bình Dương, Đà Nẵng. Việc phối hợp giữa công an xã, tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể và gia đình đã giúp quản lý chặt chẽ, hỗ trợ thiết thực cho người chấp hành án, hạn chế nguy cơ tái phạm. Nhiều trường hợp sau thời gian chấp hành án treo đã hoàn toàn cải tạo tốt, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực vào cộng đồng.

Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn cũng cho thấy những tồn tại cần khắc phục. Ở không ít địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, công an xã còn thiếu nhân lực, kinh nghiệm trong công tác thi hành án hình sự; điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một số nơi công tác phối hợp giữa công an xã với cơ quan tư pháp cấp trên còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả giám sát, giáo dục người chấp hành án chưa cao. Trong bối cảnh thực hiện chính quyền hai cấp, khi cấp huyện không còn là cấp chính quyền độc lập, yêu cầu đối với công an xã lại càng đặt ra cao hơn, đòi hỏi sự chủ động, chuyên nghiệp, bài bản.

Từ những yêu cầu thực tiễn đó, việc giao công an xã quản lý người chấp hành án treo là sự lựa chọn hợp lý, nhưng cần đi kèm các giải pháp đồng bộ để bảo đảm triển khai hiệu quả. Trước hết, cần tăng cường đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thi hành án hình sự cho lực lượng công an xã, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng giám sát, hỗ trợ người chấp hành án. Song song với đó, cần ban hành quy trình, hướng dẫn chi tiết về công tác quản lý người bị án treo ở xã, phường, thị trấn, bảo đảm thống nhất, rõ ràng, tránh tình trạng mỗi nơi áp dụng một cách khác nhau.

Đặc biệt, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác cho công an xã, đồng thời bổ sung biên chế, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, vùng khó khăn. Công tác phối hợp giữa công an xã với UBND xã, các đoàn thể, tổ chức xã hội cần được đẩy mạnh, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở vào công tác giáo dục, hỗ trợ người chấp hành án.

Về mặt pháp lý, chủ trương này phù hợp với định hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trong tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình chính quyền hai cấp. Công an xã, với tư cách là bộ máy hành chính cấp cơ sở, dưới sự lãnh đạo thống nhất của công an cấp tỉnh, hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ quản lý người thi hành án treo, góp phần bảo đảm an ninh trật tự ngay từ cơ sở.

Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, khi xu hướng thi hành án hình sự không giam giữ được khuyến khích nhằm giảm tải cho hệ thống nhà giam, tiết kiệm chi phí xã hội và thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, việc quản lý chặt chẽ, hỗ trợ hiệu quả người chấp hành án tại cộng đồng càng trở nên quan trọng. Công an xã, với ưu thế gần dân, sát dân, am hiểu địa bàn, chính là lực lượng thích hợp nhất để thực hiện nhiệm vụ này một cách chủ động và hiệu quả.

Tóm lại, giao công an xã quản lý người bị phạt án tù treo là chủ trương cần thiết, kịp thời, phù hợp với xu thế xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện đại và bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Nếu được triển khai đồng bộ, bài bản với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tổ chức, nhân sự, cơ chế hoạt động và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tin tưởng rằng chủ trương này sẽ phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần giữ vững an ninh trật tự từ cơ sở, xây dựng xã hội kỷ cương, an toàn và phát triển bền vững.

Đọc thêm

Diễn biến sự việc công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu kiểm tra báo cáo trước 21/4/2025

Một phần công trình sai phạm của Cty Trường Thoa. (Ảnh trong bài: Quốc Khải)
(PLVN) - Liên quan đến công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào (thuộc địa bàn phường Năng Tĩnh, TP Nam Định) của Cty TNHH Trường Thoa đã bị xử phạt hành chính, phải tháo dỡ, khắc phục hậu quả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng, Sở NN&MT, UBND TP Nam Định kiểm tra, xác minh, báo cáo trước ngày 21/4/2025.

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói nông nghiệp, bên nói mặt sông

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói nông nghiệp, bên nói mặt sông
(PLVN) -  TAND TP HCM vừa thụ lý đơn khiếu kiện hành vi hành chính về hành vi không ban hành các quyết định thu hồi, bồi thường với UBND quận 12. Đây là vụ kiện hi hữu vì trên giấy tờ, có thửa đất nông nghiệp đã được cấp sổ đỏ từ 1998, nhưng khi thu hồi thực hiện dự án, UBND quận cho rằng là “sông” nên không thực hiện bồi thường.

Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Hiền (Hà Nội) hỏi: Chị tôi thường xuyên bị chồng bạo hành về thể chất lẫn tinh thần, mặc dù đã cố gắng nhẫn nhịn nhưng tình trạng này không thay đổi. Xin hỏi, người có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu hình phạt nào theo quy định pháp luật hiện nay? Các biện pháp để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?

Sự việc một số hộ dân vạn đò TP Huế chưa an cư: Rà soát, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ

Một hộ dân tận dụng mui thuyền, mái tôn cũ dựng nhà tạm để ở trên đất công. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài viết phản ánh sự việc 16 năm trước, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện cuộc di dân vạn đò trên sông Hương với các chính sách thiết thực và ý nghĩa; nhưng nay vẫn còn một số hộ sống trong các căn nhà tạm dựng trên đất công, mặt nước. Sau khi báo đăng, mới đây, lãnh đạo UBND TP Huế đã chỉ đạo thực hiện rà soát, nghiên cứu các giải pháp để hỗ trợ các hộ dân nếu bảo đảm đúng điều kiện theo quy định.

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất
(PLVN) - Sau khi làm việc và xem xét các chứng cứ đương sự cung cấp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết sẽ tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra xác minh quy trình công chứng chuyển nhượng khu đất gồm 4 thửa của Văn phòng công chứng (VPCC) Nguyễn Ngọc Long theo đơn phản ánh của ông Vũ Trung Hòa.

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?
(PLVN) - Bạn Minh Hồng (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang mang thai sắp nghỉ sinh. Tôi có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 6 tháng trước khi sinh. Tuy nhiên, vừa qua, công ty tôi đang làm việc ra thông báo ngừng hoạt động và giảm toàn bộ BHXH của người lao động (NLĐ). Xin hỏi, công ty giải thể thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Thủ tục để hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Sự việc bị phản ánh ô nhiễm môi trường tại Ninh Bình: Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình cho biết đang phối hợp kiểm tra

Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình.
(PLVN) -  Mới đây, Báo PLVN tiếp nhận thông tin của người dân phường Bích Đào và phường Thanh Bình, TP Ninh Bình (nay là phường Bích Đào và phường Vân Giang, TP Hoa Lư) phản ánh việc Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình có dấu hiệu trộn xỉ than vào than để thực hiện đốt lò gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều người dân chưa hiểu rõ về “loại đất 03”: Chuyên gia lý giải

Luật sư Quách Thành Lực.
(PLVN) - Theo Luật sư Lực: “Hiện có rất nhiều giải đáp về “loại đất 03” trên các nền tảng số. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các thông tin chưa thực sự đúng, đầy đủ về loại đất trên. Với vai trò người quê gốc ở tỉnh Hải Hưng cũ, nay là tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương; đồng thời cũng là một luật sư chuyên nghiên cứu, vận dụng pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tôi xin chia sẻ hiểu biết của mình về loại đất này dưới đây với bạn đọc”.