Phương án điện “một giá”: Nên áp dụng thời điểm nào?

Điện “một giá” sẽ hợp lý khi Việt Nam có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Điện “một giá” sẽ hợp lý khi Việt Nam có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
(PLVN) - Phương án điện “một giá” đã được Bộ Công Thương rút lại sau khi đưa ra lấy ý kiến chưa đầy 1 tuần. Quyết định bất ngờ  trên khiến dư luận cho rằng, việc chưa “chín” nhưng Bộ đã vội vàng?

Bộ thừa nhận “chưa phù hợp”!

Trong cuộc họp bàn và lắng nghe ý kiến về các phương án cải tiến biểu giá điện mới đây, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn đã bất ngờ kiến nghị “xin rút lại phương án 2A và 2B”. Hai phương án này bao gồm phương án giá 5 bậc thang và phương án mới tinh điện “một giá”. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đồng tình và cho rằng, phương án điện một giá chưa phù hợp. 

Trả lời PLVN, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, Bộ Công Thương “chưa chín chắn” khi đưa ra phương án điện một giá. Việc Bộ rút lại phương án này cũng đúng vì vội vàng và ôm đồm nhiều mục tiêu, thì chính mình tự gây khó cho mình. “Nếu Bộ Công Thương có cơ sở chín chắn, các phương án hài hòa thì vẫn nên đề xuất phương án “một giá” điện để đảm bảo sự minh bạch. Theo tôi, muốn hài hòa lợi ích của nhiều bên thì cần xuất phát trên nguyên tắc không tăng thu cho ngành Điện” - ông Phong nói.

Ông Phong  chia sẻ thêm, nguyên tắc xác định giá điện trong thời gian tới để đảm bảo nguyên tắc đồng thuận xã hội chính là nên sử dụng 2 hình thức giá để người tiêu dùng được lựa chọn. Ai thích “một giá” thì lựa chọn “một giá”, ai thích nhiều giá thì lựa chọn phương án nhiều giá, không nên áp đặt như hiện nay. Phương án “một giá” không thể hài hòa lợi ích cho tất cả người dùng vì hiện nay còn chính sách an sinh xã hội, vẫn còn đến 1/2 hộ dân dùng điện ở mức độ thấp, chiếm 1/2 sản lượng điện tiêu thụ. Phương án này chắc chắn không dành cho người thu nhập thấp. 

Theo đề xuất của ông Phong thì cách tính mức giá phù hợp nhất cho phương án điện “một giá” là dựa trên nguyên tắc lấy tổng thu tiền điện của nhóm khách hàng có chủ ý dùng phương án “một giá” chia cho tổng mức điện tiêu thụ, con số nhận được chính là mức giá của phương án “một giá”. Cần có phương án điện “một giá” để những người sử dụng nhiều điện không còn có cớ phàn nàn khi ghi số điện tháng trước vào tháng sau khiến số điện tăng thêm, sẽ tăng bậc thang tính tiền và họ phải trả cao hơn mức họ tiêu dùng thực sự trong tháng”. 

Đích đến phải là điện “một giá”

Mặc dù không đồng tình với phương án điện “một giá” trong thời điểm hiện nay nhưng Giáo sư Trần Đình Long, một chuyên gia lĩnh vực năng lượng cho rằng, tương lai thị trường điện cũng sẽ phải tiến đến phương án điện “một giá”. 

Trong lộ trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh, giai đoạn cao nhất của thị trường này sẽ hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Ở đó, không thể dùng nhiều mức giá mà chỉ được dùng một giá thống nhất. Một số nước đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh thị trường bán lẻ điện cạnh tranh như Singapore, thì chỉ có một giá cho điện bán lẻ sinh hoạt. 

“Nếu thực hiện đúng lộ trình Chính phủ phê duyệt thì năm 2022  bắt đầu xây dựng thị trường bán lẻ cạnh tranh, năm 2024 thị trường bán lẻ điện cạnh tranh phải hoàn thiện. Tức là chỉ còn 3 - 4 năm nữa sẽ tiến đến sử dụng điện “một giá” trên toàn quốc” - ông Long nhấn mạnh. 

Để đến được lộ trình điện “một giá”, theo GS.Long, cần phải có giai đoạn trung gian 3 bậc. Với giai đoạn này, đại trà là bậc trung bình (sẽ có giá bằng giá điện bán lẻ bình quân mà Chính phủ quy định). Nếu sử dụng thấp hơn 100 kWh thì giá điện có thể rẻ hơn để hỗ trợ cho hộ nghèo. Trên mức 500 thì sử dụng mức giá cao để hạn chế dùng điện quá nhiều. Ông Long khẳng định, biến thiên của giá điện bán lẻ có thể đi theo lộ trình này để tiến tới thị trường “một giá” minh bạch hơn. 

Trả lời PLVN về việc nếu áp dụng mức giá điện “một giá” phù hợp nhất thì mức giá như thế nào là lý tưởng, chuyên gia này gợi ý, theo lộ trình quy định, nếu đến giai đoạn có thị trường bán lẻ điện và chỉ có điện “một giá” thì sẽ sử dụng ngay giá điện bình quân mà Chính phủ phê duyệt để làm giá bán. 

Xung quanh vấn đề này, một doanh nhân cho rằng, mức lợi nhuận lý tưởng nhất đối với doanh nghiệp là bằng 15% chi phí sản xuất. Ngành điện cũng là ngành sản xuất. Chi phí sản xuất điện cũng được tính toán hàng năm nên hoàn toàn có thể sử dụng phương án điện “một giá” ngay lập tức dựa trên nguyên tắc lợi nhuận 15% này. 

Theo các ý kiến mà PLVN ghi nhận được đều cho rằng, chắc chắn sẽ phải tiến đến thị trường “một giá” điện. Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng “chưa phù hợp”. Như vậy có thể hiểu, rồi sẽ có thời điểm phù hợp để áp dụng phương án này. Nếu vậy, trước khi trưng cầu ý kiến về một vấn đề nào đó liên quan đến toàn xã hội, Bộ cần kỹ càng hơn ở khâu chuẩn bị, tránh để dư luận ì xèo thì bất ngờ xin rút. 

Năm 2024, Việt Nam có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh 

“Nếu thực hiện đúng lộ trình Chính phủ phê duyệt thì năm 2022  bắt đầu xây dựng thị trường bán lẻ cạnh tranh và đến năm 2024 thị trường bán lẻ điện cạnh tranh phải hoàn thiện. Tức là chỉ còn 3 - 4 năm nữa sẽ tiến đến sử dụng điện “một giá” trên toàn quốc” - GS. Trần Đình Long.

Tin cùng chuyên mục

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đọc thêm

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.
(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.