Phụ huynh stress khi con học trực tuyến

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giờ học trực tuyến không ít khi là "trận chiến" giữa bố mẹ và con nhỏ. Nhiều phụ huynh cho biết cả gia đình đều stress khi con phải học trực tuyến trong thời gian dài.

Chị Ngô Phương Anh (Quảng Ninh) cho biết trước khi con học online là bố mẹ cũng giống như "đánh vật". Đi làm về là lại vội vàng nấu cơm, tắm rửa cho con để 2 con kịp giờ học trực tuyến, sinh hoạt cả nhà bị đảo lộn.

"Nhiều hôm đến giờ học mà con mới được ăn cơm cũng phải mở camera cho cô giáo nhìn thấy. Rồi mất điện, đường truyền internet thì tậm tịt khiến con cuống cuồng sợ mất phần cô giảng. Chồng đi làm ca không có nhà, tôi phải gọi điện hỏi cách khắc phục, hỏi nhiều lần khiến anh ấy cáu. Không phải học mỗi Toán, Tiếng Việt mà học cả thể dục, âm nhạc. Anh học ồn ào, em trai 5 tháng tuổi giật mình khóc. Mỗi lúc như thế tôi như muốn phát điên”, bà mẹ 3 con than vãn.

Thiệt thòi nhất là những bé năm nay mới vào lớp 1 đã phải học online. Anh Phi Hùng (Hà Nội), chia sẻ, do con còn nhỏ, chưa thể tập trung học nên lúc nào cũng phải có bố mẹ kèm một bên: “Cả ngày làm việc mệt mỏi nhưng tối đến phải ngồi kèm con học từ 19h-21h nên tôi cảm thấy rất căng thẳng. Do vậy mà hiệu quả công việc cũng giảm sút đáng kể”. Anh T.A thì than, “vừa sáng ra, các cháu quen ngủ dậy muộn thì đã nghe cô giáo dạy nhạc. Lúc đó các cháu còn chưa hết tỉnh táo thì làm sao ca hát được”.

Anh Hoàng Nguyên (Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) ví mỗi buổi tối dạy con học bài là một "trận chiến". Không chỉ bực tức, cáu kỉnh hay quát tháo, vị phụ huynh này thậm chí còn dùng đến roi. Anh Nguyên cho biết, con trai mới học lớp 2, đang học online nhưng bố mẹ phải đi làm cả ngày, việc “giám sát” con chỉ qua camera.

“Đi làm mà để con ở nhà cũng thấp thỏm nhưng gia đình tôi ông bà đều đã già, lại ở xa, vợ chồng phải tự túc, không đi làm thì lấy gì sống. Nhưng đôi khi camera lỗi bị thoát ra hay mất điện tôi cũng lo lắng, lại ới vợ làm ở gần ghé qua nhà xem sao. Biết để con tự học là chính nhưng mỗi lần kiểm tra bài vở của con cũng bực lắm. Con tâm sự là muốn đi học gặp các bạn, tôi còn muốn cháu đi học trực tiếp hơn nhiều, để con ở nhà lại thấp thỏm”, anh Nguyên tâm sự.

Chị Nguyễn Thị Duyên (Bình Dương) có con học lớp 7 cũng suốt ngày "cắm đầu vào điện thoại vào học online". Người chồng cho rằng tiếp xúc với điện thoại quá nhiều khiến đầu óc con căng thẳng, mắt sẽ bị ảnh hưởng nên không ép con học. Chị Duyên lo con xao nhãng không theo kịp chương trình. Hai vợ chồng quan điểm trái ngược đã không ít lần xảy ra cãi vã.

Con chỉ học trực tuyến có 1 tuần nhưng chị Nguyễn Thị Giang (Lai Châu) thở phào nhẹ nhõm khi tuần này các con trở lại học trực tiếp. Chị Giang cho biết: “Nhà tôi có 2 bé học lớp 1 và lớp 3, học trực tuyến buổi tối nên may có bố mẹ dạy kèm. Nhưng được một lúc đã thấy kêu con mỏi, “câu giờ” bằng cách nói buồn đi vệ sinh, tìm đồ liên tục. Ở nhà bố mẹ nói mỏi miệng dạy mấy tiếng mới làm xong được 1 bài, trong khi cô giao 3,4 bài. Phụ huynh thì ức chế, quát nạt đủ kiểu, may mà tuần này đi học trở lại. Lớp 3 nơi con tôi học có bạn học giỏi gần nhất lớp mà nghỉ 1 tuần học online còn không nhớ cách chia”.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.